Page 247 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 247

9.2  KHÁI NIỆM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

               Đổi mới sáng tạo (innovation) đã được nghiên cứu từ rất lâu bởi các nhà
          kinh tế học cổ điển nhưng chỉ đến Schumpeter (1934), tầm quan trọng của đổi
          mới sáng tạo mới được nhấn mạnh. Có thể hiểu: Đổi mới sáng tạo là việc/quá
          trình chuyển ý tưởng, tri thức thành một kết quả cụ thể như sản phẩm, dịch
          vụ, quy trình,… mang lại lợi ích gia tăng cho kinh tế - xã hội. Khi một ý tưởng
          hay tri thức, dù có hấp dẫn và tiềm năng đến đâu, nếu chưa được chuyển thành
          các kết quả cụ thể để mang lại giá trị thì chưa được coi là đổi mới sáng tạo.

               Chức năng của đổi mới sáng tạo chính là đưa sự sáng tạo và tính mới
          thâm nhập vào hệ thống kinh tế - xã hội nhằm tạo ra các giá trị mới. Nếu
          không có đổi mới sáng tạo, nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái “tĩnh” và không
          tạo ra được Hệ sinh thái khởi nghiệp - Tiếp cận thị trường - Nguồn nhân lực
          tài trợ và tài chính. Hệ thống hỗ trợ và cố vấn văn hoá, chính sách và khuôn
          khổ pháp lý các trường đại học, giáo dục và đào tạo giá trị mới cho phát triển.
          Do đó, đổi mới sáng tạo đóng vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế
          cũng như phát triển xã hội. Với cách hiểu như vậy, đổi mới sáng tạo phải xuất
          phát từ nguồn tri thức, ý tưởng mà phần lớn là dựa trên các kết quả nghiên
          cứu khoa học và phát triển công nghệ, từ khu vực các viện nghiên cứu, trường
          đại học. Trong trường hợp này, đổi mới sáng tạo là sự nối dài một bước tiếp
          theo của hoạt động khoa học và công nghệ đi ra thị trường và xã hội. Đây là
          loại hình được gọi là đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng của nghiên cứu và
          phát  triển  (R&D-based  innovation).  Bên  cạnh  loại  hình  đổi  mới  sáng  tạo
          chiếm phần lớn này, còn có những loại hình đổi mới sáng tạo chiếm phần nhỏ
          hơn, không nhất thiết phải xuất phát từ hoạt động R&D, mà là do kết quả của
          hoạt động thực tiễn trong sản xuất và đời sống tạo ra những tri thức và ý tưởng
          mới. Đây có thể được gọi là đổi mới sáng tạo không dựa trên hoạt động R&D
          (non-R&D based innovation). Tuy nhiên, cho dù không được nảy sinh từ hoạt
          động R&D chính thống của một tổ chức, loại hình đổi mới sáng tạo này cũng
          vẫn phải dựa trên nền tảng tích lũy các kiến thức, kinh nghiệm, đào tạo trước
          đó của các nhà đổi mới sáng tạo và vì thế phần nào vẫn là kết quả của hoạt
          động học hỏi từ nền tảng khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo.
               9.3  QUAN  NIỆM  VỀ  KHỞI  NGHIỆP  ĐỔI  MỚI  SÁNG  TẠO
          TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

               Quan niệm về doanh nhân được sinh ra chủ yếu là do tài năng thiên phú
          hoặc truyền thống gia đình còn các trường đại học chỉ đào tạo đào tạo ra người
          làm thuê, quản lý doanh nghiệp chứ không phải là các chủ doanh nghiệp đã


                                                                                233
   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252