Page 251 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 251

các vẫn đề liên quan tới thực tiễn một cách tích cực nhất. Từ đó, sinh viên có
          thể nhìn thấy cơ hội của bản thân mình cũng như những khó khăn, thách thức
          mà mình có thể gặp phải để giúp mỗi sinh viên có thêm niềm tin và động lực
          để giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Khi vượt qua được những khó khăn
          ấy sẽ giúp sinh viên có những hành động thiết thực để mang lại giá trị cho
          bản thân, cộng đồng và doanh nghiệp. Thông qua đó, sinh viên có thể bắt đầu
          tạo lập sự nghiệp riêng của của mình có thể bắt đầu từ những công việc đơn
          giản nhất như đi làm thuê, bán hàng,… hoặc cũng có thể khởi tạo doanh
          nghiệp riêng của mình. Đối với mỗi trường mà cụ thể hơn nữa là mỗi một
          giảng viên và các đơn vị hỗ trợ đóng vai trò là những người truyền cảm hứng,
          cung cấp thông tin, giới thiệu những thành công, điển hình, kinh nghiệm, hỗ
          trợ phát triển đội nhóm thông qua thúc đẩy hợp tác liên ngành cho sinh viên.
          Đào  tạo  và  phát  triển  nhân  tài  (talent),  bao  gồm:  các  doanh  nhân
          (entrepreneurs), các nhà quản lý (managers) và các nhà chuyên môn (experts).
          Khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, nhà trường cần cung cấp những kiến
          thức cơ bản cần thiết về kinh doanh như luật pháp, thuế, kế toán cho đến hỗ
          trợ nơi làm việc cho các nhà sáng lập doanh nghiệp; cung cấp điều kiện cơ sở
          hạ tầng, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các doanh nghiệp hoặc dự án
          khởi nghiệp. Ngày 30 tháng 10 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
          Quyết định số 1665/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh
          viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Theo Đề án này, khởi nghiệp
          có nghĩa là các cá nhân bắt đầu sự nghiệp của mình để tạo ra các giá trị cho
          bản thân, cộng đồng, xã hội và các doanh nghiệp. Như vậy, việc hỗ trợ sinh
          viên khởi nghiệp của các nhà trường là các hoạt động giúp sinh viên có động
          lực học tập, tư duy sáng tạo, khả năng tự đổi mới và thay đổi tâm thế của
          chính mình. Việc tạo ra giá trị cho bản thân qua các kiến thức khởi nghiệp
          giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm được công việc yêu thích với mức
          lương phù hợp hoặc tự tin thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, qua đó đóng
          góp tích cực cho cộng đồng, xã hội. Như vậy, cùng với Đề án “Hỗ trợ hệ sinh
          thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) do Bộ Khoa học và Công
          nghệ (KH&CN) chủ trì, việc triển khai Đề án 1665 một cách hiệu quả sẽ tạo
          ra nền tảng hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp mang tính bền vững cao hơn.
               Thứ hai, trường đại học cung cấp thông tin, tạo môi trường, tổ chức các
          hoạt động thúc đẩy tinh thần KNĐMST cho sinh viên. Trường đại học sẽ là
          nơi cung cấp những thông tin, tạo môi trường, tổ chức các hoạt động với mục
          đích truyền cảm hứng, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên. Thông
          qua tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học sẽ gắn kết



                                                                                237
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256