Page 254 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 254
vô cùng quan trọng của trường đại học trong hệ sinh thái KNĐMST. Trường
đại học không chỉ trang bị cho người học những kỹ năng, kiến thức và trải
nghiệm để sẵn sàng khởi nghiệp mà còn đóng vai trò trong việc cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Mỗi cơ sở giáo dục đại học sẽ
đóng vai trò là vườn ươm tạo ra những hạt nhân tương lai của đất nước. Mỗi
cơ sở giáo dục đại học cũng sẽ là môi trường để từ đó sinh viên có thể trải
nghiệm, hiện thực hoá những ý tưởng của mình. Tuy nhiên, hoạt động đổi
mới sáng tạo tại các trường đại học còn tồn tại một số hạn chế như:
+ Mô hình tổ chức, nhận thức của sinh viên, giảng viên và nhà trường
chưa cao;
+ Hỗ trợ khởi nghiệp của các bên liên quan chưa tốt;
+ Sự phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường, thiếu thông tin và cơ chế;
+ Hành lang pháp lý cho quá trình khởi nghiệp dựa vào đổi mới sáng
tạo chưa có đầy đủ;…
Trong trường đại học chưa tạo được môi trường thúc đẩy KNĐMST.
Môi trường để thúc đẩy quá trình KNĐMST ở đây bao hàm cả văn hóa, nhận
thức lẫn cơ sở vật chất. Mỗi giảng viên, mỗi sinh viên chưa nắm bắt được các
kiến thức về đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các kỹ năng về khởi nghiệp. Các
hoạt động đào tạo về KNĐMST còn chưa có chiều sâu, chủ yếu là ngắn hạn,
chưa có sự đầu tư chương trình chính khóa bài bản. Nguyên nhân, trở ngại
đầu tiên và lớn nhất ảnh hưởng tới hệ sinh thái KNĐMST tại Việt Nam đó là
về tư duy, về sự nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo,
chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ của trường đại học cũng như của toàn
xã hội. Trong quá trình giảng dạy, các trường đại học chỉ mới dừng lại tập
trung ở hoạt động đào tạo các khái niệm về đổi mới sáng tạo, chuyển giao
công nghệ và sở hữu trí tuệ.
9.6 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ KNĐMST
9.6.1 Kinh nghiệm KNĐMST của Viện Công nghệ Massachusetts
(MIT) – Mỹ
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là trường đại học tư thục hàng
đầu thế giới về hoạt động đào tạo và nghiên cứu luôn gắn chặt với yêu cầu
thực tiễn. MIT là trường đại học chuyên ngành, gồm 5 trường với tổng cộng
32 khoa, phòng ban, trung tâm, phòng thí nghiệm. Trường có hơn 1.000 giảng
viên, đào tạo gần 4.500 sinh viên đại học và hơn 6.500 sinh viên sau đại học
240