Page 257 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 257

tinh thần KNĐMST cho sinh viên và cựu sinh viên MIT, bao gồm: Văn phòng
          chuyển giao công nghệ, Chương trình khởi nghiệp MIT và Trung tâm nghiên
          cứu liên ngành. Nhiều tổ chức trong MIT đã tạo điều kiện cho 3 tổ chức này
          thương mại hoá các kết quả nghiên cứu. - Văn phòng chuyển giao công nghệ:
          MIT có các chương trình chuyển giao công nghệ năng động và thành công.
          Cơ quan chuyển giao các bằng sáng chế (TLO) của MIT luôn khuyến khích
          các khoa đưa ra công nghệ mới, tiến hành thẩm định và định giá thị trường,
          sau đó tiến hành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. TLO còn đáp ứng yêu cầu của
          943 các nhà đầu tư mạo hiểm, cùng thảo luận về sự thích ứng của công nghệ
          mới với các lĩnh vực công nghiệp mà các khoa của MIT đang tiến hành nghiên
          cứu. TLO cũng luôn điều chỉnh hoạt động theo sứ mệnh phát triển kinh tế của
          MIT và truyền thống văn hoá khởi nghiệp của trường. Để hỗ trợ cho các khoa
          theo hướng khởi nghiệp, trường đã đưa ra các điều khoản hỗ trợ về hoạt động
          thương mại hoá các kết quả nghiên cứu. Việc chuyển giao công nghệ không
          được làm suy giảm tới chất lượng đào tạo của trường. Sau khi chuyển giao
          công nghệ 15% tiền phí trả cho TLO, còn lại 1/3 dành cho các nhà sáng chế,
          1/3 dành cho các phòng ban học thuật và 1/3 nộp vào quỹ chung của MIT.
          Các công trình nghiên cứu không phải là tài sản riêng của bất cứ ai, phải được
          xuất bản công bố rộng rãi. Chỉ có bằng sáng chế và bản quyền phát minh được
          quản lý thông qua cơ quan chuyển giao. Năm 2004, số lượng bằng phát minh
          sáng chế của MIT là 510, dẫn đầu trong các trường đại học Mỹ, tiếp theo sau
          đó của Stanford là 270, của Berkeley là 110. MIT thu được khoảng 60 triệu
          USD từ việc chuyển nhượng bản quyền.
               - Chương trình khởi nghiệp MIT: Bộ phận này đã thực hiện các chương
          trình đào tạo về công nghệ thông qua các chương trình giáo dục chính thức
          và thực nghiệm trong các hoạt động khởi nghiệp nhờ sự hỗ trợ của các cựu
          sinh viên. Năm 2004, MIT thành lập trung tâm đổi mới Desh Phande, với số
          vốn tài trợ là 20 triệu USD. Trung tâm tự tìm kiếm các nhà tư vấn, các nhà
          nghiên cứu trong trường có khả năng triển khai các ý tưởng và sử dụng nguồn
          vốn tài trợ khiêm tốn đó đạt kết quả tốt. Một trong các mục tiêu quan trọng
          của trung tâm là đã tạo liên kết với các ngành, các yếu tố thị trường vào công
          trình nghiên cứu. Trung tâm khởi nghiệp thuộc trường quản trị Sloan của
          MIT, đã kết nối sinh viên trong trường, các khoa và đưa ra chương trình
          nghiên cứu trong lĩnh vực thương mại điện tử, hoạt động tạo ra sản phẩm mới,
          hoạt động mạo hiểm, hoạt động thành lập doanh nghiệp. Các nhà khoa học,
          nhà quản lý và các kỹ sư công nghệ của MIT đã không chỉ tạo ra sản phẩm
          mới, ý tưởng mới mà còn thành công trong các hoạt động thương mại hoá



                                                                                243
   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262