Page 255 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 255
và sinh viên tham gia các khoá học về công nghệ nâng cao. Tuy nhiện, sinh
viên của MIT chủ yếu là sinh viên nước ngoài. Theo thống kê của MIT
Technology Review, tính đến năm 2020, cựu sinh viên từ MIT đã thành lập
36.400 công ty, tạo ra 5,1 triệu việc làm và doanh thu hơn 2 nghìn tỷ USD
mỗi năm. Số lượng công ty được thành lập không tính đến khả năng tồn tại
của công ty, có nghĩa là nhiều công ty trong số này có thể chỉ hoạt động trong
một khoảng thời gian ngắn trước khi ngừng hoạt động. Số sinh viên chọn con
đường khởi nghiệp sau khi ra trường từ 15% vào năm 2014 lên 21,6% năm
2020. Trong nhiều năm qua, MIT rất thành công trong việc thúc đẩy hoạt
động KNĐMST cho sinh viên thông qua thành lập các doanh nghiệp theo
hướng chuyển giao công nghệ và được đánh giá là đứng đầu trong các trường
đại học của Mỹ giai đoạn từ 1980 – 2020 với 612 công ty được thành lập. Nổi
bật trong số này có thể kể đến công ty Aimvest (sản phẩm về phần mềm quản
lý tài sản), Công ty AuraBlueBao (sản phẩm đệm làm mát), E-fish (phần mềm
kết nối ngư dân với doanh nghiệp), MomMe (các sản phẩm cho bà mẹ sau
sinh), MYAVA (cửa hàng quần áo trực tuyến), NRICH Invest (phần mềm
giúp sinh viên đầu tư trực tuyến), cửa hàng trực tuyến Preloved, Respezy (ứng
dụng đánh giá rủi ro dành cho sinh viên, dự đoán các vấn đề tiềm ẩn về an
toàn sức khỏe - chẳng hạn như chẩn đoán Covid-19 dương tính - bằng cách
sử dụng môi trường và hoạt động của một người để chấm điểm nguy cơ lây
nhiễm của họ), Thiozen (tái chế hydro tại các nhà máy lọc dầu),… Tại sao
các start-up từ sinh viên MIT và cựu sinh viên MIT thành công? Để trả lời
câu hỏi này ta đi sâu phân tích các khía cạnh cụ thể:
Thứ nhất, rất nhiều sinh viên và cựu sinh viên MIT luôn mong muốn
trở thành các start-up trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp MIT. Nhiều
sinh viên khi đến MIT chưa từng mơ trở thành những doanh nhân khởi nghiệp,
thậm chí họ còn không biết nhiều về văn hóa khởi nghiệp MIT. Nhưng đến
khi được tiếp xúc các bài luận, các học phần lý thuyết về KNĐMST của các
giảng viên và buổi hội thảo “Hành trình của người sáng lập”, “Hạt giống về
một doanh nghiệp’’…của những người sáng lập các start-up thành công đã
giúp sinh viên có nhiều động lực để KNĐMST. Vì thế, trong mỗi buổi học
tiếp theo, sinh viên rất chủ động tìm hiểu và hỏi các giảng viên, diễn giả để
cập nhật các kiến thức cần thiết cho cá nhân họ. Nhiều sinh viên MIT luôn
thấm nhuần tư tưởng “Đằng sau mọi thành công là thất bại’’ nên họ luôn chủ
động tiếp nhận lời khuyên và phản hồi từ người khác. Ví dụ như trường hợp
những người đồng sáng lập Segment, một start-up khá nổi tiếng của MIT về
nền tảng dành cho nhà phát triển có nguồn mở. Trước khi sản phẩm được tạo
241