Page 248 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 248
tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Đầu thế kỷ XX, các trường đại học ở
Mỹ và phương Tây đã tiên phong loại bỏ quan điểm này. Các quốc gia phát
triển đều nhận thấy tác động tích cực của giáo dục tới tinh thần khởi nghiệp-
đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của sinh viên không những giúp sinh viên có
cơ hội trở thành doanh nhân thành đạt mà còn nâng cao lợi thế cạnh tranh của
nền kinh tế. Khái niệm về KNĐMST ngày càng lan rộng trong cách thức hoạt
động của các tổ chức giáo dục đại học. Nhiều trường đại học trên thế giới đã
chủ động hội nhập, chia sẻ và học hỏi tri thức từ cộng đồng rộng lớn để trang
bị các điều kiện cần thiết cho sinh viên bước vào một thế giới với hoàn cảnh
không chắc chắn, phức tạp nhưng lại có nhiều cơ hội chờ đón. Các trường đại
học ở Mỹ và Tây Âu đã chủ động quan hệ chặt chẽ với cộng đồng tạo lập ra
các công viên khoa học, vườn ươm công nghệ, chuyển giao công nghệ từ đó
chất lượng đào tạo được nâng cao ở cả hai mặt, trình độ học thuật và tinh thần
KNĐMST phục vụ cộng đồng.
KNĐMST trong trường đại học được hiểu là sự hỗ trợ và thúc đẩy của
nhà trường đối với người học có khả năng hành động để biến đổi các cơ hội
và ý tưởng sáng tạo thành giá trị kinh tế, văn hóa hoặc xã hội cho cộng đồng.
Hay nói cách khác, trường đại học hỗ trợ người học thành lập các doanh
nghiệp, đưa ra các ý tưởng kinh doanh sáng tạo, dám chấp nhận rủ ro, có khả
năng nhận biết các cơ hội kinh doanh và tìm mọi cách khai thác các cơ hội
đó. Nhu cầu của thị trường lao động luôn thay đổi, cơ hội có việc làm trong
môi trường nghề nghiệp thay đổi trở thành áp lực lớn đối với các sinh viên
qua đào tạo. Do đã được chuẩn bị về tinh thần KNĐMST ngay khi còn học
đại học nên sẽ thúc đẩy các sinh viên sau khi ra trường tiếp tục học tập (học
tập suốt đời) hoặc lập nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ để kinh doanh. Mỹ là
nước có chỉ số tham gia kinh doanh đứng đầu thế giới. Chỉ số được tính từ tỷ
lệ của chủ doanh nghiệp so với tổng số dân, chỉ số đó của Mỹ là 10%. Yếu tố
làm tăng thêm chỉ số này là do Mỹ có hệ thống đào tạo doanh nghiệp tốt nhất
thế giới và trải rộng ở hầu hết các bang. Theo North Orange continuing
education (NOCE, 2020), ở Mỹ có khoảng 35% số trường đại học có ngành
đào tạo về doanh nghiệp, kinh doanh. Chương trình đào tạo về doanh nghiệp
đã trở thành môn học bắt buộc ở các trường đại học và lan rộng ra các trường
phổ thông. Kinh nghiệm các trường đại học có hoạt động KNĐMST thành
công như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Stanford, Đại học
Chicago, Đại học California, Đại học Quốc gia Singapore (NUS),… cho thấy
chương trình đào tạo phù hợp đã phát huy tác dụng đối với tinh thần khởi
234