Page 245 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 245

song về cơ bản, nó đề cập đến một khu vực địa lý cụ thể hoặc “điểm nóng”
          với sự tập trung đông đảo các công ty và doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên cơ
          sở sự ra đời của mô hình tổ chức kinh doanh dựa trên sự phát triển gắn với
          vùng địa lý, khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp đã được đưa ra và trở thành
          một thuật ngữ được đề cập ngày càng rộng rãi trên thế giới.
               Tại Việt Nam, có thể khái quát hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức
          một quốc gia hay một vùng lãnh thổ thiết lập các tác nhân kinh doanh (như
          các công ty, các nhà đầu tư mạo hiểm, các thiên thần đầu tư, các ngân hàng,
          trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực thể tài chính)
          kết nối với nhau để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại quốc gia hoặc địa
          phương đó. Hệ sinh thái khởi nghiệp là khái niệm dùng để thúc đẩy sự phát
          triển kinh tế thông qua tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển
          của các doanh nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệp luôn đóng một vai trò quan
          trọng để thúc đẩy đạt được các mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, việc hình thành
          một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững đòi hỏi sự thống nhất hữu cơ của một
          loạt các yếu tố. Hệ sinh thái khởi nghiệp cần bao hàm tất cả các ngành công
          nghiệp chứ không chỉ có các ngành công nghệ cao, các doanh nghiệp tăng
          trưởng cao. Hệ sinh thái khởi nghiệp là tập hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp
          đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và lãnh đạo hệ sinh thái khởi nghiệp và các
          bên liên quan khác bao gồm nhưng không giới hạn các tổ chức hỗ trợ, các tổ
          chức tài trợ vốn, các doanh nghiệp lớn, các trường đại học, viện nghiên cứu,
          các nhà cung cấp dịch vụ,… có mối quan hệ hữu cơ cùng tồn tại và phát triển
          bền vững. Nhà nước có vai trò hỗ trợ, tạo dựng môi trường pháp lý hay gọi
          đơn giản là “luật chơi” cho hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển. Sức mạnh của
          hệ sinh thái khởi nghiệp tuỳ thuộc vào sự gắn kết chặt chẽ của các thành phần
          bên trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

               Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hệ sinh thái
          khởi nghiệp được định nghĩa: Là một tập hợp các tác nhân kinh doanh tiềm
          năng và hiện tại liên kết với nhau, các tổ chức kinh doanh như các công ty,
          các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần - angels, các ngân hàng,
          các định chế trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực
          thể tài chính) và các quá trình kinh doanh như tỷ lệ thành lập doanh nghiệp,
          số các công ty tăng trưởng cao, mức độ “khởi nghiệp bom tấn”, số các doanh
          nhân  khởi  nghiệp  liên  tục  (serial  entrepreneur),  mức  độ  tâm  lý  bán  tháo
          (sellout mentality) trong công ty và mức độ tham vọng kinh doanh, tất cả hợp
          nhất chính thức và không chính thức để kết nối, dàn xếp và chi phối các hoạt
          động trong môi trường doanh nghiệp địa phương.


                                                                                231
   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250