Page 189 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 189
Từ số lượng người học đại học phân theo địa phương (Bảng 6.3) cho
thấy, tỷ lệ người học có hộ khẩu ĐBSCL chỉ chiếm xấp xỉ 8,5% (dao động từ
8,35 đến 8,87%, tùy thuộc mỗi năm). Trong khi đó, theo kết quả điều tra của
Tổng cục Thống kê (2020), tổng dân số của vùng chiếm khoảng 18% dân số
cả nước và là vùng đang có dân số vàng cao (12,2 triệu người, gấp đôi dân số
của đất nước Singapore và hơn gấp rưỡi dân số Hong Kong).
Bảng 6.3. Số sinh viên các trường đại học phân theo địa phương
2015 2016 2017 2018 2019
CẢ NƯỚC 1.753.174 1.767.879 1.707.025 1.526.111 1.672.881
ĐBSCL 151.846 156.949 149.744 127.379 142.695
Long An 2.427 2.161 2.117 2.647 2.388
Tiền Giang 4.003 4.013 4.032 3.144 3.676
Trà Vinh 29.266 29.135 25.527 15.575 17.29
Vĩnh Long 7.996 9.336 10.663 10.215 12.872
Đồng Tháp 11.823 12.05 8.909 7.946 9.052
An Giang 10.069 9.117 8.348 8.802 9.069
Kiên Giang 853 1.996 3.297 4.178 4.428
Cần Thơ 78.341 82.134 80.157 68.354 78.063
Hậu Giang 4.321 4.616 4.437 4.369 4.255
Bạc Liêu 2.747 2.391 2.257 2.149 1.602
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020)
6.2.1.2 Bậc giáo dục nghề nghiệp
Ðối với giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, năng lực đào tạo
còn hạn chế. Mặc dù, ÐBSCL là vùng có thế mạnh về nông nghiệp và ngư
nghiệp nhưng số ngành nghề đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp, chế biến chưa
được chú trọng. Quy mô trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu thực tế và yêu cầu phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS)
và trung học phổ thông (THPT). Xu hướng nhiều tỉnh đồng loạt nâng các
trường trung cấp lên cao đẳng, tổ chức dạy một số chuyên ngành trung cấp
trong các trường đại học đang nảy sinh một số bất hợp lý (đội ngũ giảng viên
thiếu ổn định, chất lượng không đáp ứng; khó khăn về quản lý chuyên môn)
và phát triển mạng lưới trường (cơ sở vật chất, đất xây dựng không bảo đảm;
quy hoạch mạng lưới trường chưa thể hiện được tính vùng,...).
175