Page 186 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 186

6.1.2  Năng lực giảng viên

               Trên cơ sở phân tích các khái niệm về năng lực và Chuẩn nghề nghiệp
          giảng viên, các năng lực cơ bản mà giảng viên cần đáp ứng gồm:
               - Về năng lực chuyên môn: giảng viên phải là người am hiểu sâu sắc
          kiến thức khoa học và chương trình môn học mà mình đảm trách, kiến thức
          về tâm lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng
          tiếp cận năng lực.

               - Về năng lực phương pháp: giảng viên phải có kỹ năng triển khai các
          phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn, kỹ năng thiết kế bài giảng, tổ chức
          các hoạt động dạy học, đánh giá kết quả học tập môn học, lựa chọn và sử
          dụng các tài liệu học tập phù hợp với môn học, ứng dụng công nghệ thông tin
          trong dạy học môn học.

               - Về năng lực xã hội: giảng viên phải có những hiểu biết về quy luật
          phát triển nhận thức, tâm sinh lý của học sinh, về đặc điểm phát triển tư duy
          khoa học của học sinh trong môn học mà mình phụ trách, kỹ năng khai thác
          các giá trị văn hóa và kinh nghiệm của học sinh, phát triển tính sáng tạo và tư
          duy phê phán của học sinh trong quá trình dạy học, xây dựng và phát triển
          mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

               - Về năng lực cá nhân: nó liên quan nhiều đến giá trị và thái độ nghề
          nghiệp của từng cá nhân giáo viên. Bản thân mỗi giảng viên phải thể hiện
          được  tính  chuyên  nghiệp,  sự  hợp  tác  trong  dạy  học;  khả  năng  phát  triển
          chuyên môn và học tập suốt đời, khả năng đóng góp cho việc dạy và học môn
          học, tổng kết và chiêm nghiệm quá trình dạy học môn học.

               6.1.3  Năng lực người học

               Phát triển phẩm chất và năng lực người học là định hướng nổi trội mà
          nhiều nước tiên tiến đã và đang thực hiện từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Ở các
          nước đều chú ý hình thành, phát triển những năng lực cần thiết cho việc học
          suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày; trong đó chú trọng các năng lực chung
          như: năng lực cá nhân, năng lực xã hội, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp,
          năng lực tư duy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sử dụng
          công nghệ thông tin và truyền thông (Phương, 2014).

                Trên cơ sở đó, năng lực người học có thể phân thành 03 nhóm chính,
          tập trung vào các năng lực cần cho cuộc sống, học tập và tham gia có hiệu
          quả trong xã hội (Báo, 2013).



          172
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191