Page 185 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 185
3) người học luôn luôn được hoạt động, lấy hoạt động của người học làm mấu
chốt để tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. So sánh tương ứng với bốn trụ
cột trong Triết lý giáo dục thế kỉ 21 của UNESCO, dạy học theo hướng phát
triển năng lực tập trung không chỉ vào trụ cột thứ nhất mà còn cả trụ cột thứ
hai (Learning to do – Học để làm), đồng thời hướng đến trụ cột thứ ba
(Learning to live together – Học để cùng chung sống) và thứ tư (Learning to
be – Học để trưởng thành). Trước những yêu cầu mới của CTĐT như trên đòi
hỏi giảng viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,
năng lực phương pháp và cả năng lực xã hội để kết nối kiến thức, kỹ năng ở
trường học với thực tế cuộc sống.
Khái niệm về “Năng lực” (Competency) là một phạm vi trung tâm của
tâm lý học đã được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu từ rất sớm. Cụm từ
này được đề cập lần đầu tiên bởi White (1959) và cho đến nay có rất nhiều
cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, những khái niệm có nội hàm phù hợp với
bối cảnh giáo dục Việt Nam có thể kể đến là phát biểu của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (The Organisation for Economic Co-operation &
Development, OECD) (2005), Khanh (2013), Bình (2015). Các khái niệm này
hầu hết đều đề cập đến các nội dung như sau:
- Thứ nhất, năng lực là khả năng làm chủ một hệ thống gồm nhiều công
cụ để tương tác hiệu quả với môi trường, trong đó có 3 thành tố cốt lõi là kiến
thức, kỹ năng và thái độ.
- Thứ hai, trong một thế giới ngày càng đa dạng, cá nhân cần có khả
năng vận dụng tổng hợp cả thể chất, trí tuệ và ngôn ngữ để có thể đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống.
- Thứ ba, cá nhân cần phải có trách nhiệm quản lý cuộc sống của mình,
biết định vị cuộc sống trong bối cảnh xã hội cụ thể để có thể các hành động
một cách tự chủ và phù hợp.
Như vậy có thể hiểu, năng là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm và hứng thú để hoàn thành các nhiệm vụ hoặc giải quyết
hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống, tức là phải biết và làm được, chứ không
chỉ biết và hiểu. Theo OECD, cấu trúc chung của năng lực hành động được
mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng
lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Đối với giáo viên, năng
lực chuyên môn và năng lực phương pháp (nghiệp vụ) là yếu tố quyết định
chất lượng dạy học, năng lực xã hội và năng lực cá thể là yếu tố không thể
thiếu cho sự thành công khi thực hiện CTĐT theo hướng phát triển năng lực.
171