Page 184 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 184
Chương 6
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1
Huỳnh Anh Huy và Trần Thanh Trúc 2,3*
1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ
2 Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Cần Thơ
3 Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ
*
( Email: tttruc@ctu.edu.vn)
Đ
ào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa
quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và
sự phát triển của quốc gia. Đào tạo trình độ đại học và sau
đại học theo hướng phát triển năng lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng cho
chất lượng nguồn nhân lực khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở
phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực hiện nay của các trường đại
học, các giải pháp phù hợp sẽ được đề xuất nhằm góp phần nâng cao năng
lực đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long
trong giai đoạn hiện nay.
6.1 ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC
6.1.1 Yêu cầu phát triển năng lực
Theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục Việt Nam. Chương trình đào tạo (CTĐT) phát triển
năng lực đặt ra những yêu cầu rất khác so với chương trình tiếp cận nội dung.
Nếu dạy học theo hướng tiếp cận nội dung, giảng viên chỉ tập trung trang bị
kiến thức cho sinh viên (các nhà giáo dục quan tâm nhiều đến việc sinh viên
sẽ “biết được gì” sau quá trình học tập) thì dạy học theo hướng tiếp cận năng
lực lại quan tâm đến việc sinh viên sẽ “làm được gì” – tức là ứng dụng như
thế nào những kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, các
hoạt động học tập phải đảm bảo học sinh luôn được “làm” để có được kiến
thức, hình thành phẩm chất và phát triển năng lực. Có thể thấy đổi mới CTĐT
sẽ đặt ra các yêu cầu đối với việc dạy học phải đảm bảo: 1) chú trọng thực
hành, không quá nặng nề về kiến thức; 2) kiến thức xuất phát từ thực tiễn
hoặc ngược lại kiến thức đã học có thể áp dụng được trong thực tiễn;
170