Page 187 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 187

Về năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực
          giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực quản lý.

               Về quan hệ xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
               Nhóm năng lực  công cụ:  năng lực sử  dụng công nghệ thông tin và
          truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

               Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di
          truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp
          ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Đây cũng chính là cơ
          sở cho việc tiếp cận phát triển chương trình đào tạo dựa trên các chuẩn đầu
          ra, là một trong những giải pháp cốt lõi và trở thành xu hướng giáo dục quốc
          tế (Lan, 2021).

               6.2  THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
          CỬU LONG

               6.2.1  Sự phát triển cơ sở đào tạo
               6.2.1.1  Bậc đại học

               Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 17 trường đại
          học (trong có 6 trường đại học ngoài công lập), 26 trường cao đẳng, 62 cơ sở
          đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Năm 2000, toàn vùng chỉ duy nhất ở Cần
          Thơ có Trường Đại học Cần Thơ (thành lập từ năm 1966), đến nay, 10/13
          tỉnh, thành đã có trường đại học; 3 tỉnh còn lại là Cà Mau có Chi nhánh Đại
          học Bình Dương, Bến Tre có Chi nhánh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
          Minh, Sóc Trăng đã có chủ trương đầu tư trường đại học tư thục. Riêng thành
          phố Cần Thơ hiện có  6 trường đại học và 01 chi nhánh Trường Đại học
          Greenwich Việt Nam tại Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long có 3 trường đại học. Các
          trường đại học này sẽ là cầu nối, chất men xúc tác tạo động lực quan trọng
          cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

               Đánh giá về đội ngũ giảng viên tại các trường đại học trong cả nước nói
          chung và vùng ĐBSCL cũng như ở từng địa phương trong vùng nói riêng cho
          thấy, tỷ lệ giảng viên cũng có xu hướng tăng đáng kể từ năm 2015 đến năm
          2017 và có giữ ổn định trong giai đoạn hiện tại (số liệu thể hiện ở Bảng 6.1).
          Tuy nhiên, chất lượng, trình độ của đội ngũ giảng viên các trường đại học có
          sự gia tăng về chất lượng.  Năm 2020, toàn vùng có 6.618 giảng viên cơ hữu;
          trong đó có 13 giáo sư (0,3%), 109 phó giáo sư (1,65%), 406 tiến sĩ (6,13%),
          2.172 thạc sĩ (32,8%). Nếu tính chung trình độ sau đại học trở lên của các



                                                                                173
   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192