Page 158 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 158
chủ đại học là khả năng mà pháp luật tạo ra cho cơ sở GDĐH tự do lựa chọn
thực hiện hay không thực hiện các hoạt động khi đáp ứng các điều kiện tối
thiểu mà pháp luật quy định để được thực hiện hoạt động ấy. Ví dụ, cơ sở
GDĐH muốn có quyền tự chủ mở một ngành đào tạo, yêu cầu đầu tiên cơ sở
GDĐH đó phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định về mở ngành
đào tạo như điều kiện về số lượng, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất. Khi
cơ sở GDĐH đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện tối thiểu mà pháp luật quy định
về mở ngành, cơ sở GDĐH có quyền tự do lựa chọn có mở ngành đào tạo đó
không và nhà nước không “tiền kiểm” mà chuyển sang “hậu kiểm” việc mở
ngành này có tuân thủ quy định của pháp luật không.
Bên cạnh quy định pháp luật của nhà nước là căn cứ tiên quyết và tiêu
chuẩn tối thiểu để cơ sở GDĐH căn cứ vào khi thực hiện quyền tự chủ, cơ sở
GDĐH còn cần căn cứ vào quy định nội bộ của chính cơ sở GDĐH khi thực
hiện quyền tự chủ. Chính vì vậy, nhà nước thường quy định về việc cơ sở
GDĐH có thể quy định các tiêu chuẩn, tiêu chí cao hơn tiêu chuẩn, tiêu chí
mà pháp luật đã đặt ra (Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT], 2022). và luôn yêu
cầu cơ sở GDĐH ban hành các quy định nội bộ để kiểm soát chất lượng đào
tạo của chính mình. Cùng với hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn của nhà
nước (được quy định trong pháp luật), hệ thống quy định nội bộ của cơ sở
GDĐH là cơ sở cho việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng hoạt động của cơ
sở GDĐH cũng như cơ sở cho việc hậu kiểm của nhà nước.
Xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ để đảm bảo quyền tự chủ đối với
cơ sở GDĐH; hạn chế tối đa sự can thiệp mang tính “tiền kiểm” của nhà
nước và cơ quan chủ quản đối với cơ sở GDĐH công lập
Dưới góc độ pháp lý, quyền tự chủ của cơ sở GDĐH là một quyền mà
pháp luật tạo ra cho cơ sở GDĐH. Khi đã là quyền thì chủ thể đáp ứng các
điều kiện thụ hưởng quyền sẽ được phép tự do thực hiện quyền đó. Tuy nhiên,
việc thực hiện một quyền phải tuân thủ theo thủ tục pháp luật quy định. Vì lẽ
đó, để đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, nhà nước vừa phải ban hành
pháp luật quy định nội dung của quyền tự chủ (được tự chủ về cái gì) (pháp
luật nội dung) vừa phải ban hành thủ tục để hướng dẫn cơ sở GDĐH thực
hiện quyền tự chủ (pháp luật hình thức). Một khi nhà nước đã xác định trao
quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH thì thủ tục thực hiện quyền tự chủ ấy phải thể
hiện được đây thực sự là một quyền năng. Thủ tục thực hiện quyền cần hạn
chế tối đa cơ chế “tiền kiểm” và tăng cường cơ chế “hậu kiểm”. Cơ chế “tiền
kiểm” chỉ nên áp dụng khi thật sự cần thiết như việc “tiền kiểm” hiện nay của
144