Page 154 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 154

Theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật GDĐH năm 2012 (được sửa
          đổi, bổ sung năm 2018) (sau đây viết tắt là  Luật GDĐH năm 2012 (2018)),
          “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở GDĐH được tự xác định mục tiêu và lựa
          chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình
          về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và
          hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở
          GDĐH”.

               Theo  Anderson  and  Johnson  (1998),  Tự  chủ  đại  học  (university
          autonomy) là sự tự do của một cơ sở GDĐH trong việc điều hành các công
          việc của trường mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chính
          quyền nào. Các tác giả này cũng cho rằng các thành tố trong tự chủ đại học
          bao gồm:
               - Tự chủ nguồn nhân lực: Với quyền tự chủ này, trường được quyền
          quyết định về các vấn đề liên quan đến điều kiện tuyển dụng, lương bổng, sử
          dụng nguồn nhân lực, bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trí trong khu vực học
          thuật và khu vực hành chính,...

               - Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên.
               - Tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như
          phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội
          dung chương trình và giáo trình học liệu,...

               - Tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn
          bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng.
               - Tự chủ trong nghiên cứu và xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn học
          viên cao học, các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản.

               - Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính,
          quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường.
               Tự chủ cũng có thể được thể hiện ở hai cấp: cấp độ giữa trường đại học
          với nhà nước, và cấp độ giữa trường với các bộ phận trong trường. Tự chủ
          cũng có thể chỉ có tính chất thủ tục, hình thức (procedural) – quyền quyết
          định các phương tiện, cách thức để đạt đến mục tiêu đã được xác định trước,
          hoặc tự chủ có tính thực chất (substantial) – quyền quyết định các mục tiêu
          cũng như chương trình hoạt động. Tự chủ cũng có thể được nhìn nhận như là
          các quyền lực có điều kiện: các trường chỉ có thể có quyền tự chủ khi đã đạt
          được các chuẩn mực quốc gia hoặc các chuẩn mực đã được định sẵn theo các
          chính sách công. Tuy được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tự chủ

          140
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159