Page 153 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 153

Chương 5

           THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC
            ĐẠI HỌC PHỤC VỤ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN
          NHÂN LỰC CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

            QUA THỰC TIỄN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

                                                                                   3
                                         Nguyễn Lan Hương  1,2* , Nguyễn Thị Kim Loan
                                                                                   2
                                                                  và Trần Vang Phủ
                                  1 Phòng Thanh tra - Pháp chế, Trường Đại học Cần Thơ
                                                  2 Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ
                                     3 Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường Đại học Cần Thơ
                                                         *
                                                        ( Email: nlhuong@ctu.edu.vn)

               T
                       ự chủ đại học (university autonomy) không còn là vấn đề mới
                       trên thế giới và ở Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta, pháp luật về
                       quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đã được hình
          thành, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các trường đại học thực hiện quyền
          tự chủ đại học. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu khái quát quan niệm
          về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, mục đích, các nguyên tắc thực hiện cũng
          như chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về
          quyền tự chủ của cơ sở GDĐH. Ngoài ra, thông qua việc phân tích thực tiễn
          thực hiện quyền tự chủ của Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) trong lĩnh vực
          đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho sự phát triển của vùng ĐBSCL, nhóm
          tác giả phân tích những thuận lợi, hạn chế của việc thực hiện quyền tự chủ
          đại học và đề xuất phương hướng khắc phục hạn chế để việc thực hiện quyền
          tự chủ của cơ sở GDĐH thực sự mamg lại hiệu quả như mong đợi.


               5.1  NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CƠ SỞ
          GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
               5.1.1  Quan niệm về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học

               Theo từ điển tiếng Việt, “Tự chủ là tự điều hành, quản lý mọi công việc
          của mình, không bị ai chi phối” (Viện Ngôn ngữ học, 2016). Như vậy, tự chủ
          là khả năng tự điều hành và quản lý mọi công việc của một cá nhân hay một
          tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả cao nhất có thể.






                                                                                139
   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158