Page 157 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 157

và thông tin khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, chỉ khi cơ sở GDĐH,
          đặc biệt đối với cơ sở GDĐH công lập, đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp
          luật quy định thì cơ sở GDĐH đó có quyền tự chủ.

               Quyền tự chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước
          và quy định của nhà trường

               Tự chủ đại học không phải là sự “cởi trói” cho trường đại học mà mục
          đích chính yếu của tự chủ đại học là thay đổi phương thức quản lý để tăng
          hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là cơ sở GDĐH công
          lập. Tức chuyển từ cơ chế nhà nước kiểm soát (state control) sang cơ chế nhà
          nước giám sát (state supervision).
               Trong cơ chế nhà nước kiểm soát, nhà nước vừa ban hành pháp luật quy
          định các điều kiện, chuẩn mực, tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng đào tạo của
          các cơ sở giáo dục đại học, thực hiện trách nhiệm quản lý của nhà nước đối
          với xã hội về giáo dục, đào tạo. Các cơ sở GDĐH phải đảm bảo tuân thủ các
          điều kiện, chuẩn mực, tiêu chuẩn ấy khi thực hiện hoạt động để đảm bảo chất
          lượng của “sản phẩm” mà trường cung cấp cho xã hội đáp ứng các quy chuẩn
          nhà nước đã đặt ra. Đồng thời, nhà nước vừa thực hiện kiểm tra sự tuân thủ
          các quy định này của pháp luật khi cơ sở GDĐH thực hiện một hoạt động.
          Việc kiểm tra này trong cơ chế nhà nước kiểm soát được thực hiện ở hai giai
          đoạn: trước khi cơ sở giáo dục đại học tiến hành thực hiện một hoạt động (giai
          đoạn tiền kiểm) và sau khi cơ sở GDĐH thực hiện một hoạt động (giai đoạn
          hậu kiểm). Ngoài ra, đối với cơ sở GDĐH công lập còn dỡ bỏ thêm sự kiểm
          soát của cơ quan chủ quản (như Bộ đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ).
          Như vậy, trong cơ chế nhà nước kiểm soát, hoạt động của cơ sở GDĐH phải
          tuân thủ theo quy định của pháp luật nhưng đồng thời nhà nước thực hiện cơ
          chế kiểm soát hai đầu để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của cơ sở GDĐH
          ngay trước khi thực hiện và trong khi thực hiện một hoạt động (tiền kiểm và
          hậu kiểm).

               Tuy nhiên, trong cơ chế nhà nước giám sát, nhà nước chú trọng hậu
          kiểm đối với các hoạt động của cơ sở GDĐH. Điều này không có nghĩa cơ sở
          GDĐH hoạt động thoát ly khỏi quy định của pháp luật, tự do không có giới
          hạn và khuôn khổ. Dù nhà nước thay đổi cách thức quản lý với cơ sở GDĐH,
          nhà nước vẫn thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động giáo dục và đào
          tạo, kể cả bậc đại học vì đây là chức năng và trách nhiệm của nhà nước (quản
          lý giáo dục để đảm bảo bất kỳ chủ thể nào cung cấp dịch vụ giáo dục đều phải
          đạt chất lượng theo yêu cầu của nhà nước và xã hội). Chính vì vậy, quyền tự



                                                                                143
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162