Page 162 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 162
Các chính sách này đã tạo nên hành lang pháp lý cơ bản để làm tiền đề cho
sự đổi mới toàn diện của GDĐH (Bộ GDĐT, 2022).
Đến năm 2012, Quốc hội ban hành Luật Giáo dục đại học. Luật Giáo
dục đại học năm 2012 xác định rõ nội hàm của quyền tự chủ của cơ sở GDĐH
tại Điều 32. Theo đó, “Cơ sở GDĐH tự chủ trong các hoạt động chủ yếu
thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học
và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GDĐH. Cơ sở GDĐH
thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp
hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục”. Tuy nhiên, việc triển khai
thực hiện quyền tự chủ đại học theo Luật này chưa được thực hiện ngay trên
thực tế. Nhà nước tổ chức thí điểm thực hiện tự chủ đại học thông qua một
Nghị quyết của Chính phủ.
Trên cơ sở Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2012 (Chính
phủ, 2012), Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09
tháng 6 năm 2014 (Chính phủ, 2014), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động
đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017. Nghị quyết 77/NQ-
CP cụ thể hoá các nội dung về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường
đại học trên cơ sở quy định của pháp luật. Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-
CP, 23 cơ sở GDĐH công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
cho phép thí điểm cơ chế tự chủ, cam kết tự bảo đảm kinh phí hoạt động chi
thường xuyên và chi đầu tư sẽ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về
đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính; chính
sách học bổng, học phí đối với đối tượng chính sách; đầu tư, mua sắm (các
trường bắt đầu thực hiện thí điểm tự chủ từ năm 2015) (Bộ GDĐT, 2022).
Nghị quyết số 77/NQ-CP được Chính phủ cho phép kéo dài sau giai đoạn
2014 - 2017 tại Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 tại
phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10 năm 2017. Nghị quyết số 77/NQ-
CP có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động tự chủ đại học
tại Việt Nam, đã tạo điều kiện cho các trường đại học công lập được quyền
tự chủ cao, được thí điểm thực hiện những việc pháp luật chưa quy định, các
thủ tục hành chính với cơ quan quản lý nhà nước được giảm bớt, cơ chế thí
điểm bảo đảm cho trường hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng vẫn chịu
sự giám sát và có sự can thiệp ở một mức độ nhất định của cơ quan quản lý
nhà nước (Bộ GDĐT, 2022).
148