Page 160 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 160

tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực. Chủ trương tự chủ đại
          học đã được khẳng định tại Nghị quyết như sau: “Giao quyền tự chủ, tự chịu
          trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của HĐT”.

               Tiếp theo đó, Văn kiện Đại hội XII của Đảng năm 2016 và các Nghị
          quyết của Đảng như Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng  11 năm 2016
          về đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng
          và dạy nghề công lập; tiếp tục thực hiện giao quyền tự chủ đầy đủ về tài chính,
          tổ chức, biên chế và hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị
          quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của của Hội nghị lần thứ
          sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức
          và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
          nghiệp công lập cũng khẳng định chủ trương của Đảng về giao quyền tự chủ
          cho các cơ sở giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trường đại học.

               Theo Báo cáo ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Ban cán sự Đảng Bộ
          GDĐT về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP giai đoạn
          2014 - 2017 và Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, kết
          quả đạt được của các cơ sở GDĐH được thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số
          77/NQ-CP giai đoạn 2014 - 2017 tại các trường bước đầu đã đạt được một số
          kết quả đáng khích lệ: giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc trình hồ sơ,
          đề án lên cơ quan quản lý nhà nước xin ý kiến và phê duyệt; tăng tính chủ
          động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường. Mô
          hình thí điểm tự chủ bước đầu được đánh giá tích cực, các trường đã đạt được
          những thành tựu nhất định và được xã hội công nhận (Bộ GDĐT, 2022).

               5.2.2  Chính sách, pháp luật của Nhà nước

               Năm 1993 và năm 1995, Nhà nước đã thành lập hai Đại học quốc gia
          để thực hiện chủ trương tự chủ đại học. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị
          định số 97/CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 về việc thành lập Đại học Quốc
          gia Hà Nội và Nghị định số 16/CP ngày 27 tháng 01 năm 1995 về việc thành
          lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hai Đại học Quốc gia là mô
          hình tự chủ toàn phần thực hiện theo quy định của Chính phủ; chịu sự quản
          lý nhà nước của Bộ GDĐT, các bộ, ngành khác theo lĩnh vực chuyên môn và
          ủy ban nhân dân thành phố nơi Đại học Quốc gia đặt địa điểm; trong phạm vi
          chức năng theo quy định của Chính phủ và pháp luật.
               Đến năm 1994, ba đại học vùng được Chính phủ thành lập gồm Đại học
          Huế, Đại học Thái Nguyên và Đại học Đà Nẵng (Chính phủ, 1994a, 1994b,
          1994c). Thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo của Đại học vùng đã có sự phân


          146
   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165