Page 156 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 156

Tự chủ đại học còn có mục đích giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân
          lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Một trong những nội dung
          của tự chủ đại học là tự chủ trong mở ngành đào tạo, tuyển sinh, liên kết đào
          tạo để tạo điều kiện cho các trường đại học chủ động điều chỉnh hoạt động
          đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của
          thị trường lao động hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu của Ritzen (2016) về tự
          chủ đại học ở Châu Âu cho thấy rằng việc tăng tự chủ cho các trường đại học
          góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Khi được giao quyền
          tự chủ sẽ giúp các trường chủ động hơn trong việc thực hiện mục tiêu, sứ
          mệnh của mình trong hoạt động đào tạo, tăng tính hiệu quả trong hoạt động
          quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực (Hoa, 2022).

               5.1.3  Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
               Khoản 5 Điều 12 Luật GDĐH năm 2012 (2018) quy định Nhà nước có
          chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở GDĐH gắn liền với
          trách nhiệm giải trình. Như vậy, theo quy định của Luật GDĐH, cơ sở GDĐH
          có quyền tự chủ nhưng phải chịu trách nhiệm giải trình cho việc thực hiện
          quyền tự chủ. Tuy nhiên, quyền tự chủ của cơ sở GDĐH không chỉ gắn liền
          với trách nhiệm giải trình mà hoạt động tự chủ của các cơ sở GDĐH cần tuân
          thủ những nguyên tắc sau:
               Quyền tự chủ đại học được thực hiện với mục đích đạt được các mục
          tiêu giáo dục được xác định trong nghị quyết của Đảng và chủ trương của
          Nhà nước về phát triển giáo dục ở nước ta. Các cơ sở GDĐH phải đáp ứng
          đủ điều kiện để thực hiện quyền tự chủ đại học

               Tự chủ có thể hiểu là tự do trong việc quyết định, lựa chọn cách thức
          thực hiện sứ mạng, mục tiêu của trường đại học. Để đạt được khả năng này
          đòi hỏi các trường đại học phải có đủ năng lực để có thể tự mình thực hiện
          được các quyền tự do ấy. Hiện nay, theo quy định của Luật GDĐH năm 2012
          (2018), cơ sở giáo dục công lập có quyền tự chủ khi đáp ứng các điều kiện:
          (i) đã thành lập hội đồng trường (HĐT), hội đồng đại học; đã được công nhận
          đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng
          giáo dục hợp pháp; (ii) đã ban hành và đang thực hiện các quy chế, quy định
          nội bộ, có chính sách đảm bảo chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước
          quy định để có cơ sở cho quản lý về tổ chức, hoạt động, tài chính, tài sản,
          nhân sự,…; (iii) thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến
          từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học; và (iv) công khai điều kiện
          bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm



          142
   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161