Page 257 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 257

Thách thức lớn nhất của ngành chăn nuôi ở ĐBSCL là sự thiếu bền
          vững, nghĩa là sự gắn kết giữa các công đoạn sản xuất chưa được hài hòa.
          Công đoạn này hưởng lợi thì công đoạn khác gặp rủi ro hoặc cả hai nếu thị
          trường  bất  lợi.  Giải  quyết  được  khó  khăn  này  bằng  cách  hình  thành  bền
          vững các chuỗi cung ứng cho từng ngành hàng sẽ là cơ hội để ngành chăn
          nuôi ở ĐBSCL phát triển bền vững.

               Chăn nuôi của vùng ĐBSCL đang phát triển và đã đạt được nhiều kết
          quả khả quan, tuy nhiên vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự phát. Vì vậy, việc áp dụng
          các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để phát triển ngành chăn nuôi thú y còn
          nhiều hạn chế. Để giải quyết khó khăn này, các địa phương nên tạo điều
          kiện để các hộ nuôi tiếp cận được các giống gia súc, gia cầm có năng suất,
          chất lượng tốt. Bên cạnh đó, tiến hành đào tạo, tập huấn cán bộ về quản lý
          giống, thức ăn chăn nuôi để hỗ trợ tốt cho các hộ chăn nuôi.

               Ngoài ra, đầu tư cải thiện tất cả các khâu giống, thức ăn, chuồng trại,
          hệ thống xử lý nước thải… nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm chăn
          nuôi. Đối với công tác giống vật nuôi, nếu xác định đây là khâu then chốt để
          phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi thì cần phải đầu tư cải thiện, thậm chí
          phải có những giải pháp đặc thù riêng cho vùng ĐBSCL.

               10.1.3  Ngành chăn nuôi và thú y trong xu thế thích ứng biến đổi
          khí hậu, cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tuần hoàn
               Biến  đổi  khí  hậu  và  xâm  nhập  mặn  đang  ảnh  hưởng  lớn  đến  nông
          nghiệp ĐBSCL trong đó có chăn nuôi. Sự thay đổi thất thường của thời tiết
          ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý và sự phát triển của nhiều loài vật nuôi,
          đồng thời tạo điều kiện cho sự phát sinh nhiều dịch bệnh gây hại cho vật
          nuôi. Xâm nhập mặn ở nhiều tỉnh tiếp giáp biển làm nguồn nước sinh hoạt
          và tiêu thụ của vật nuôi bị ảnh hưởng. Điều này làm gián đoạn hoạt động
          sản  xuất  chăn  nuôi,  ảnh  hưởng  đến  năng  suất  chăn  nuôi  và  gián  tiếp  tác
          động xấu đến chất lượng sản phẩm.

               Cuộc  cách  mạng  công  nghiệp  4.0 đang  hình  thành  và trực  tiếp  ảnh
          hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi ĐBSCL, đặc biệt là trong hoàn
          cảnh nguồn nhân lực phục vụ chăn nuôi ngày càng thiếu thốn. Các cơ sở sản
          xuất thức ăn công nghiệp đang thay đổi công nghệ theo hướng tự động hóa
          cao dần, điều khiển từ xa để thích nghi với sự thiếu hụt của nguồn nhân lực
          tham  gia  vận  hành.  Các  cơ  sở  sản  xuất  con  giống  đang  hình  thành  theo
          hướng tự động hóa, điều khiển từ xa để đối phó với sự thiếu hụt lao động
          chăn nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và kiểm soát dịch bệnh. Các cơ sở



          246
   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262