Page 253 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 253

bộ như: chọn đối tượng vật nuôi thích hợp, quy mô đàn hợp lý, chọn giống
          có chất lượng cao, xây dựng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi đúng yêu
          cầu kỹ thuật; đầu tư thức ăn đủ số lượng, chất lượng cao; chăm sóc, cho ăn,
          cho uống đúng quy trình; áp dụng an toàn sinh học, phòng trị bệnh nghiêm
          ngặt. Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng con giống, chất lượng
          các sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho vật
          nuôi,  nhiều nghiên  cứu đã  được  thực  hiện  và  đạt  được  một  số  thành  tựu
          đáng kể.
               Đối với công tác giống, nhiều chính sách, chương trình giống vật nuôi
          đã được thực hiện và mang lại kết quả tích cực. Nhiều giống mới đã được
          nhập và lai tạo thành công, góp phần tăng năng suất, chất lượng con giống.
          Một  số  phần  mềm  và  phương  pháp  chọn  giống  hiện  đại  (REML,  BLUP,
          PIGBLUP,  VCE,  PEST,  ASREML)  đã  được  ứng  dụng  thành  công  trong
          việc chọn tạo được nhiều dòng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng
          cao đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Cùng với đó, các kỹ thuật di truyền phân
          tử cũng được áp dụng rộng rãi vào công tác chọn giống gia cầm, heo và bò.
          Việc áp dụng kỹ thuật di truyền phân tử trong việc nghiên cứu các gen liên
          quan  đến  các  tính  trạng  thịt,  trứng  và  sữa  ở  Việt  Nam  nói  chung  và  ở
          ĐBSCL nói riêng đã được triển khai bởi các nhà khoa học thuộc Trường
          Đại học Cần Thơ. Bước đầu các nhà khoa học đã xác định được ảnh hưởng
          của các gen TNNI1 (Troponin I type 1) TNNI2 (Troponin I type 1) (Ngu 
          Nhan,  2012)  ,  CAST  (Calpastatin)  (Ngu  et  al.,  2012)  và  CKM  (Creatine
          Kinase,  M-Type),  MYF5  (Khang  &  Ngu,  2013)  liên  quan  đến  tính  trạng
          năng suất và chất lượng thịt heo; các gen liên quan đến năng suất sinh sản
          như  GH  (Growth  Hormone)  (Vu  et  al.,  2017),  BMPR-IB  (Bone
          Morphogenetic  Protein  Receptor  IB),  MTRN1C  (Melatonin  Receptor),
          Prolactin,  DRD2  (Dopamine  Receptor  D2),  IGF-I  (Insulin-like  Growth
          Factor  1),  VIP  (Vasoactive  Intestinal  Peptide),  VIPR-1  (Vasoactive
          Intestinal Peptide Receptor 1) và NPY (Neuropeptide Y) (Ngu et al., 2015)
          trên  gà  nòi;  gen  liên  quan  đến  năng  suất  và  chất  lượng  sữa  bò  như  GH
          (Growth Hormone) (Ngu et al., 2010).

               Về dinh dưỡng và thức ăn: khi nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng cao,
          thách thức cho ngành thức ăn chăn nuôi được đặt ra ngày càng nhiều, càng
          cao và càng khó. Đó là làm thế nào có đủ thức ăn cho vật nuôi, cho con vật
          ăn ít thức ăn nhất mà sản xuất được nhiều sản phẩm nhất, chất lượng sản
          phẩm phải cao, môi trường bị ảnh hưởng ít nhất và quyền của động vật được



          242
   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258