Page 254 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 254

tôn trọng. Trong những năm qua, các định hướng cũng như các nghiên cứu
          trên lĩnh vực thức ăn cũng đã được chú trọng. Cụ thể như: tiết kiệm nguồn
          năng lượng dựa vào việc xây dựng khẩu phần ăn căn cứ vào năng lượng
          thuần, tiết kiệm nguồn protein dựa vào việc xây dựng khẩu phần ăn căn cứ
          vào cân bằng axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và dùng axit amin tổng
          hợp, nghiên cứu bảo quản chế biến phế phụ phẩm làm thức ăn và sản xuất
          nguồn thức ăn, sử dụng công nghệ vật lý, hóa học và công nghệ sinh học để
          tạo các sản phẩm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nâng cao tỷ lệ
          tiêu hóa và chất lượng sản phẩm mới, cải thiện khẩu phần ăn thích ứng với
          biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính và bảo vệ môi trường.

               Công nghệ sinh sản: nhằm mục đích cải thiện khả năng sinh sản của
          gia súc, giúp tăng năng suất, cải thiện di truyền và kiểm soát việc lây lan
          mầm bệnh qua sinh sản một cách hiệu quả. Các kỹ thuật bao gồm: kỹ thuật
          thụ tinh nhân tạo (Artificial Insemination – AI), kỹ thuật gây đa xuất noãn
          và cấy chuyển phôi (Multiple Ovulation and Embryo Transfer – MOET), kỹ
          thuật thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF), kỹ thuật xác
          định giới tính của phôi, kỹ thuật nhân bản vô tính (cloning) đã được ứng
          dụng trong các nghiên cứu khả năng sinh sản của vật nuôi. Trong những
          năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ trong nước và quốc tế
          như: nghiên cứu về việc đông lạnh phôi, sản xuất phôi in vitro và in vivo, kỹ
          thuật cấy truyền phôi, kỹ thuật cắt phôi, xác định giới tính phôi, sản xuất
          phôi bằng tinh đã phân loại. Khác với công nghệ di truyền, công nghệ sinh
          sản lại được thực hiện chủ yếu trên bò sữa và bò thịt, vì đây là loài đơn thai,
          nên việc cải thiện khả năng sinh sản là cần thiết hơn loài đa thai.

               Chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh: công tác vệ sinh là cơ sở là
          nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Khi môi trường sống
          bất lợi cho gia súc như chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, dinh dưỡng kém,
          chuồng trại thiết kế không đúng quy chuẩn, chuồng trại không vệ sinh sẽ
          làm vật nuôi giảm sức đề kháng và dễ bị các tác nhân vi khuẩn, virus và ký
          sinh trùng xâm nhập tạo ra dịch bệnh. Để phòng bệnh, ngoài biện pháp tạo
          môi trường sống tốt, giảm các yếu tố gây bất lợi cho thú nuôi, nâng cao
          được sức chống chịu và sự miễn dịch của thú nuôi, nhà chăn nuôi cũng cần
          phải giảm thiểu sự tiếp xúc các tác nhân gây bệnh đối với vật nuôi, từ đó
          hạn chế được khả năng lan truyền của dịch bệnh. Việc chăm sóc nuôi dưỡng
          tốt và vệ sinh phòng bệnh là những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người
          chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra.



                                                                                243
   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259