Page 255 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 255

Quản lý, nuôi dưỡng thích hợp sẽ làm tăng sức chống chịu đề kháng,
          tránh bớt stress và giảm khả năng lan truyền dịch bệnh, giúp ích cho công
          tác vệ sinh, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế
          chăn nuôi. Sử dụng thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai
          đoạn sinh trưởng của vật nuôi. Kho chứa thức ăn có biện pháp chống mối
          mọt, nấm mốc và chuột. Thức ăn thường xuyên được giám sát về các nguy
          cơ sinh học, hóa học, vật lý để đảm bảo chất lượng thức ăn và không gây
          ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi. Thực hiện tốt các biện pháp về chăn nuôi
          an toàn sinh học, nên định kỳ thu gom, xử lý chất thải và tiêu độc khử trùng
          chuồng trại trước, trong và sau khi nuôi sẽ hạn chế được dịch bệnh xảy ra.
          Đồng  thời, trong  quá  trình  chăn  nuôi,  áp  dụng  nghiêm  ngặt  quy trình  kỹ
          thuật cũng như quy trình sử dụng vaccine để phòng bệnh cho từng đối tượng
          vật nuôi với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cần kiểm soát tốt
          nguồn  thức  ăn  và  nguyên  liệu  phục  vụ  cho  chăn  nuôi,  đảm  bảo  có  chất
          lượng tốt, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra hạn sử dụng của
          nguồn thức ăn và nguyên liệu, các hãng thức ăn có uy tín trên thị trường;
          những loại thức ăn dư thừa tại thời điểm tâm dịch phải nấu chín thức ăn
          trước khi cho con vật ăn. Khi nhập thức ăn và nguyên liệu cần bảo quản tại
          kho chứa riêng, không để vào khu vực chuồng nuôi. Nguồn nước phục vụ
          chăn nuôi đảm bảo an toàn, nên định kỳ kiểm tra nguồn nước và bổ sung các
          men vi sinh (probiotics) trong thức ăn, nước uống để tăng khả năng tiêu hóa,
          sức đề kháng cho vật nuôi.
               10.1.2  Tiềm năng của ĐBSCL trong phát triển chăn nuôi và thú y

               Để phát triển ngành chăn nuôi, ĐBSCL đang thừa hưởng những yếu tố
          thuận lợi cũng như đối mặt với những trở ngại sau đây:

               Thuận lợi: mật độ dân cư cao, nhu cầu về sản phẩm vật nuôi đa dạng
          là động lực thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi trên nhiều loại vật nuôi khác
          nhau. Sự thuận lợi về mặt tự nhiên như diện tích nước ngọt cao, trữ lượng
          nước ngầm lớn và rộng giúp nhiều loài vật nuôi có thể phát triển tốt. Sự
          năng động của người chăn nuôi cũng là một ưu thế để tiếp cận kỹ thuật mới
          giúp chăn nuôi phát triển.

               Trở ngại: hiện nay, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn
          là trở ngại lớn nhất hạn chế sự phát triển của nhiều loài vật nuôi đặc biệt là
          tại các vùng ven biển thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà
          Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Diện tích đất bình quân
          cho mỗi nông hộ thấp và sự thiếu quy hoạch quỹ đất dành cho chăn nuôi


          244
   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260