Page 256 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 256
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chăn nuôi ở nhiều tỉnh. Dịch
bệnh phức tạp và xuất hiện một số bệnh virus nghiêm trọng (dịch tả heo
Châu Phi trên heo, hội chứng giảm đẻ và bệnh rụt mỏ trên vịt, bệnh viêm
thanh khí quản truyền nhiễm trên gà…) chưa được kiểm soát đang là trở
ngại đáng kể cho ngành chăn nuôi các loài vật nuôi liên quan.
Có thể thấy rằng chăn nuôi ĐBSCL đang phát triển không nhanh
nhưng đầy đủ các yếu tố để phát triển theo hướng thị trường hóa. Các cơ sở
cung ứng con giống công nghiệp năng suất cao (heo, gà, vịt, bò sữa, bò thịt)
đã hình thành và đang sẵn sàng tăng quy mô để cung ứng, các công ty cung
ứng thiết bị chuồng trại đang tìm cơ hội để phát triển, các công ty thức ăn
công nghiệp đang phát triển nhanh chóng với quy mô ngày càng lớn và công
nghệ ngày càng cao, quy trình chăn nuôi hiệu quả đang được áp dụng ngày
càng nhiều, các cơ sở giết mổ đã hình thành và đang tăng dần quy mô, hệ
thống phân phối vệ sinh đang hình thành một cách nhanh chóng. Bên cạnh
đó, các con giống bản địa đang được chăn nuôi với quy mô tăng dần ở từng
trại và phát triển ở những khu vực thuận lợi (heo ở nhiều tỉnh; gà Tiền
Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh; bò thịt ở Long An, Bến Tre, An Giang;
bò sữa ở Sóc Trăng, Long An; vịt hướng trứng ở Đồng Tháp, Long An, An
Giang, Hậu Giang). Tất cả các hoạt động chăn nuôi đều phát triển một cách
thiếu bền vững trên nội bộ từng công đoạn riêng lẻ.
Do đó, để phát triển chăn nuôi bền vững cần thiết phải có sự liên kết
hiệu quả giữa các công đoạn của chuỗi cung ứng từ sản xuất con giống đến
quy trình chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay ở ĐBSCL, sự
liên kết các công đoạn sản xuất chăn nuôi chưa thực sự hiệu quả. Phần lớn
do người chăn nuôi chưa ý thức được sự cần thiết và hiệu quả của sự liên
kết này, thêm vào đó là sự thiếu đồng bộ của các chính sách nhằm đảm bảo
lợi ích của các bên tham gia vào chuỗi cung ứng.
Trong gần 30 năm qua các doanh nghiệp lớn đã và đang xây dựng các
chuỗi cung ứng cho từng loại vật nuôi như thịt heo, trứng gà nhưng vẫn
chưa đủ về quy mô và chưa thực sự hài hòa về lợi ích của các bên tham gia
các chuỗi cung ứng này. Sự thiếu thốn về luật phát, cơ chế, chính sách vẫn
còn đang tồn tại và nhà nước vẫn chưa hoàn thành được vai trò điều hòa
hoạt động của các chuỗi cung ứng chăn nuôi. Từ những thực trạng như trên
nên hiện tượng đứt gãy của các chuỗi cung ứng vẫn thường xuyên xảy ra ở
nơi này nơi khác trong vùng. Sự phát triển các chuỗi cung ứng vì thế cũng
khó phát triển, tính bền vững của nền chăn nuôi luôn bị đe dọa làm chậm
quá trình phát triển của ngành chăn nuôi.
245