Page 262 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 262

nhiều phần mà mỗi phần sẽ phát triển thành một cơ thể mới. Phần tách ra có
          thể là một phần cơ thể, một cơ quan, một nhóm tế bào, thậm chí chỉ là một
          tế bào. Hiện tại, đã phát triển một số kỹ thuật nhằm tạo dòng vô tính ở vật
          nuôi:  chia  tách  phôi  (embryo  splitting);  chuyển  ghép  nhân  (nuclear
          transplantation); chuyển gen (gene transfer).

               Chuyển gen (gene transfer): có thể hiểu chuyển gen là việc chuyển
          những gen đã được tái tổ hợp in vitro vào cơ thể khác (ở đây được hiểu là cá
          thể vật nuôi). Đã có nhiều kỹ thuật được xây dựng để cho phép chuyển gen
          ở động vật, trong đó kỹ thuật vi tiêm ADN vào tiền nhân của hợp tử đã được
          áp dụng ở nhiều loài vật nuôi như cá, thỏ, dê, cừu, heo và bò. Quy trình kỹ
          thuật vi tiêm ADN ở động vật có vú bao gồm các bước sau: tái tổ hợp và
          tách dòng gen quan tâm; chuẩn bị vật cho; phát hiện các hợp tử; làm trông
          thấy được tiền nhân; chuẩn bị dung dịch ADN để tiêm; vi tiêm dung dịch
          ADN vào tiền nhân của hợp tử; chuyển hợp tử đã được tiêm vào tử cung của
          vật nhận đã được gây động dục đồng pha; kiểm tra con vật mới sinh ra xem
          có gen lạ xen vào hay không.

               Các động vật chuyển gen được nuôi và giao phối với nhau. Đời con
          của những cặp giao phối này được kiểm tra để xem có gen được chuyển hay
          không. Trong số những con này chú ý chọn ra những con đồng hợp về gen
          được chuyển. Những khả năng ứng dụng chuyển gen như tăng sức đề kháng
          với bệnh, cải tiến chất lượng sản phẩm, sản xuất các protein làm dược phẩm
          trong sữa.

               Sử  dụng  các  locus  marker:  trong  thời  gian  qua,  rất  nhiều  kỹ  thuật
          trong phòng thí nghiệm đã phát triển để kiểm tra hiện tượng đa hình trong
          hệ gen của người và động vật. Những kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng
          các con lai tế bào giữa các loài (Gusella et al., 1980), lai in situ (Neel et al.,
          1982), các kỹ thuật miễn dịch sử dụng kháng thể đơn dòng (Kennett et al.,
          1980), điện di 2 chiều trên gel (Goldman et al., 1983), RFLP (Restriction
          Fragment Length Polymorphisms – đa hình chiều dài các đoạn cắt giới hạn)
          (Betstein et al., 1980), các vị trí vùng dễ biến đổi ADN tiểu vệ tinh (Jeffreys
          et al., 1985), các mẫu dò oligonucleotit (Kazazian, 1985)… Những kỹ thuật
          trên hứa hẹn cung cấp một số lượng lớn marker di truyền đa hình để kiểm
          tra dòng dõi, xác nhận sự tồn tại của các giống đã được cải tạo và chọn lọc
          qua marker.




                                                                                251
   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267