Page 26 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 26
cách bón phân này không làm ảnh hưởng đến sự nảy chồi và hình thành chồi
hữu hiệu của hai giống lúa. Tương tự như vậy, khối lượng 1.000 hạt cũng có
sự khác biệt không ý nghĩa giữa 4 cách bón phân và chúng không có sự tương
tác giữa giống với các cách bón phân ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, giống
OM6976 có khối lượng 1.000 hạt (26,7 g) cao hơn và khác biệt ở mức ý
nghĩa 1% so với giống lúa OM5451 (25,4 g). Kết quả nghiên cứu này cho
thấy liều lượng phân đạm từ 60 kg/ha đến 90 kg/ha không tạo ra sự khác biệt
2
có ý nghĩa đối với hai chỉ tiêu thành phần năng suất là số bông/m và khối
lượng 1.000 hạt.
Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc
Số hạt chắc/bông là một trong những chỉ tiêu thành phần năng suất có
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa và bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi
trường (Đệ, 2008). Bảng 1.4 cho thấy số hạt chắc/bông có sự khác biệt không
ý nghĩa giữa 4 cách bón phân, trung bình đạt 93,7 hạt/bông và dao động từ
88,6-98,6 hạt/bông. Giữa hai giống lúa nghiên cứu, số hạt chắc của giống lúa
OM6976 cao hơn và khác biệt so với giống OM5451 ở mức ý nghĩa 1%. Tuy
nhiên, giữa liều lượng phân bón hay các phương pháp bón phân không có sự
tương tác với hai giống lúa này ở mức ý nghĩa thống kê 5%.
2
Bảng 1.3. Số bông/m và khối lượng 1.000 hạt của hai giống lúa OM5451 và
OM6976 dưới ảnh hưởng của 4 phương pháp bón phân vụ Hè Thu 2020
2
Số bông/m Trung Khối lượng 1.000 hạt (g) Trung
Nghiệm thức
OM5451 OM6976 bình OM5451 OM6976 bình
80N-40P2O5- 296 294 295,1 25,7 26,8 26,2
30K2O
70N-40P2O5- 307 295 301,3 25,3 26,8 26,1
30K2O
80N-40P2O5- 286 288 287,0 25,3 26,5 25,9
30K2O
90N-40P2O5- 281 265 273,0 25,4 26,6 26,0
30K2O
a
b
Trung bình 292,9 285,6 289,4 25,4 26,7 26,1
F (giống): 0,613 0,000
F (phân bón) 0,514 0,749
F (giống × 0,962 0,917
phân bón)
Ghi chú: a, b cho biết có sự khác biệt về giá trị trung bình của hai giống lúa ở mức ý
nghĩa 1%.
12