Page 22 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 22
Bảng 1.2. Nghiệm thức phân bón và cách thức bón phân cho từng nghiệm thức
Nghiệm thức Phương thức bón phân Số lần bón
80N-40P2O5-30K2O Theo tập quán và cấy không vùi phân 3
(đối chứng)
70N-40P2O5-30K2O Cấy vùi phân 2
80N-40P2O5-30K2O Cấy vùi phân 2
90N-40P2O5-30K2O Cấy vùi phân 2
2
Các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất lúa (số bông/m , số
hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt): Mỗi nghiệm thức thu
2
3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại thu 5m đối với chỉ tiêu năng suất thực tế và thu
10 bụi đối với chỉ tiêu thành phần năng suất lúa, đếm số bông trên 10 bụi,
tách chắc lép, đếm số hạt lép, cân trọng lượng hạt chắc và trọng lượng 1.000
hạt và đo ẩm độ lúc cân để tính các chỉ tiêu về thành phần năng suất ở ẩm độ
chuẩn 14%.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đánh giá ảnh hưởng của các nghiệm thức
phân bón và cách thức bón phân lên tỷ lệ thu hồi gạo nguyên (%) và hàm
lượng amylose của hai giống lúa khảo sát. Tỷ lệ gạo nguyên được thực hiện
bằng phương pháp cân 200 g lúa cho mỗi lần lập lại, xay và chà mẫu trong 3
phút sau đó tách các hạt gạo nguyên và cân trọng lượng để tính tỷ lệ hạt gạo
nguyên. Các quy trình canh tác, quản lý nước của các nghiệm thức được áp
dụng như nhau cho suốt mùa vụ thí nghiệm.
1.3.1.3 Phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích phương sai ANOVA
và phép thử DUNCAN ở mức ý nghĩa P < α = 0.05 để so sánh giá trị trung
bình của các nghiệm thức và thực hiện phân tích theo hai nhân tố (giống và
liều lượng phân đạm).
1.3.2 Kết quả
1.3.2.1 Ảnh hưởng của các phương pháp bón phân đến sự sinh
trưởng và phát triển của hai giống lúa OM5451 và OM6976 vụ Hè
Thu 2020
Tỷ lệ sống sau khi cấy của hai giống lúa OM5451 và OM6976 dưới ảnh
hưởng của các phương pháp bón phân vụ Hè Thu 2020
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bón vùi phân lên tỷ lệ sống của hai
giống lúa, nghiên cứu đã tiến hành đếm số tép/khóm của hai giống lúa ở các
8