Page 21 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 21

1.3.1  Phương pháp nghiên cứu

               1.3.1.1  Vật liệu
               Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Hè Thu 2020 tại khu thí nghiệm
          Viện Lúa ĐBSCL (10°07’31’’, 105°34’45’’) với tổng diện tích là 2 ha trên
          hai giống lúa OM5451 và OM6976. Đây là đất thí nghiệm của Viện Lúa
          ĐBSCL được sản xuất 2 vụ/năm và đất phù sa ngọt, rất phù hợp cho việc sản
          xuất lúa.
               Phân bón sử dụng gồm các loại phân thương mại thông dụng, NPK 16-
          16-8-TE (Phú Mỹ), NPK 20-15-5+TE, phân đơn bổ sung N46 Plus (Đạm Cà
          Mau với hàm lượng dinh dưỡng 46% N) và kali hạt (60% K2O). Máy cấy
          VP7D25 của Yanmar - Nhật Bản được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm
          cấy kết hợp với việc bón vùi phân.

               1.3.1.2  Phương pháp nghiên cứu

               Thí  nghiệm  được  bố  trí  theo  kiểu  tuần  tự  gồm  hai  nhân  tố  giống
          (OM5451 và OM6976) và 4 nghiệm thức bón phân (Bảng 1.2), mỗi nghiệm
                                                                     2
          thức được bố trí 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có diện tích 500 m . Nghiệm thức
          đối chứng, bón phân theo khuyến cáo và chia làm 3 lần bón. Lần 1: từ 2 ngày
          sau cấy (NSC) (bón 1/3 tổng lượng đạm, 1/2 tổng lượng lân, 1/2 kali), lần 2:
          18 NSC (bón 1/3 tổng lượng đạm, 1/2 tổng lượng phân lân), lần 3: 40 NSC
          (bón 1/3 tổng lượng đạm, 1/2 tổng lượng phân kali), các loại phân được sử
          dụng là các loại phân thương mại thông thường là urê, DAP, super lân và kali.
          Nghiệm thức bón vùi phân tan chậm được chia làm 2 lần bón, lần 1: vùi phân
          khi cấy (bón 2/3 tổng lượng đạm, tổng lượng lân, 1/2 kali); lần 2: 40 ngày sau
          cấy (bón 1/3 tổng lượng đạm, 1/2 tổng lượng phân kali), đối với 3 nghiệm
          thức bón phân tan chậm này, phân bón được sử dụng bao gồm phân viên tan
          chậm NPK 16-16-8-TE (Phú Mỹ), NPK 20-15-5+TE, phân đơn bổ sung N46
          Plus (Đạm Cà Mau) và kali hạt.

               Các chỉ tiêu theo dõi và ghi nhận gồm: (i) Tỷ lệ số cây sống sót ở giai
          đoạn 5 NSC và 10 NSC: đếm tổng số tép/khóm sau khi cấy; (ii) Chỉ số diệp
          lục tố của lá lúa ở các giai đoạn 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70 và 80 NSC: sử dụng
          máy đo diệp lục tố (SPAD) để đo vào lúc sáng sớm, chọn lá thứ 2 từ trên
          xuống và đo giữa lá, mỗi nghiệm thức đo 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại đo 10
          cây và lấy giá trị trung bình.





                                                                                  7
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26