Page 17 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 17
Chương 1
HIỆN TRẠNG NÔNG NGHIỆP CHÍNH XÁC
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN
*
Ngô Quang Hiếu , Bùi Văn Hữu, Lưu Trọng Hiếu
Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ
*
( Email: nqhieu@ctu.edu.vn)
1.1 GIỚI THIỆU
Nông nghiệp chính xác là một hệ thống quản lý nông nghiệp sử dụng
dữ liệu và công nghệ để đưa ra các quyết định tối ưu về việc sử dụng tài
nguyên như đất, nước, phân bón và thuốc trừ sâu. Nông nghiệp chính xác có
thể giúp tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện tính bền vững của sản xuất
nông nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam với diện tích đất nông nghiệp lớn, sản lượng lúa, thủy
sản và trái cây đứng đầu cả nước (Tổng cục Thống kê, 2021). Tuy nhiên,
ĐBSCL cũng là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu với tình
trạng hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng (Hưng, 2020) và các
tác động của sâu bệnh, dịch hại (Pháp và ctv., 2010). Xuất phát từ những thách
thức trên, nông nghiệp chính xác được coi là một giải pháp quan trọng để phát
triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL (Ba & Hồng, 2015). Nông nghiệp
chính xác có thể giúp nông dân ĐBSCL:
● Thích ứng với biến đổi khí hậu: Nông nghiệp chính xác giúp nông
dân thu thập dữ liệu về thời tiết, khí hậu, đất đai,... để đưa ra các
quyết định trồng trọt, tưới tiêu,... phù hợp với điều kiện thực tế.
● Tăng năng suất: Nông nghiệp chính xác giúp nông dân tối ưu hóa
việc sử dụng tài nguyên, từ đó tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
● Giảm chi phí: Nông nghiệp chính xác giúp nông dân giảm chi phí
đầu tư cho phân bón, thuốc trừ sâu,...
● Cải thiện chất lượng nông sản: Nông nghiệp chính xác giúp nông
dân kiểm soát tốt hơn quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng,
vật nuôi, từ đó cải thiện chất lượng nông sản.
3