Page 20 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 20
1.2.2 Kết quả
Bảng 1.1 thể hiện tính chính xác của các thí nghiệm bón vùi phân được
thực hiện ở các lần khác nhau khi bố trí thí nghiệm đồng thời bón vùi phân
với việc cấy hoặc sạ theo cụm. Độ chính xác của lượng phân bón được vùi rất
cao (±5%).
Bảng 1.1. Độ chính xác của lượng phân bón vùi của máy
Trung tâm
Lượng phân Thái Bình Nghiên cứu Cà Mau 1 Cà Mau 2
2
/1000m nông nghiệp
Định Thành
Điều chỉnh (kg) 35,184 15,277 21,28 26,7
Thực tế 35,1 15 20,97 28,16
(kg)
Sai lệch - 0,2% - 1,81% - 1,45% + 5,2%
(%)
1.3 GIẢI PHÁP CẤY LÚA KẾT HỢP BÓN VÙI PHÂN
Nghiên cứu giải pháp cấy lúa kết hợp với vùi phân với các liều lượng
đạm khác nhau được thực hiện nhằm xác định liều lượng phân đạm phù hợp
cho hai giống lúa OM5451 và OM6976 bằng phương pháp cấy bằng máy cấy
kết hợp với bón vùi phân để khuyến khích người dân đưa vào ứng dụng trong
thời gian tới và khắc phục được hiện trạng thiếu công lao động hiện nay
(Nghĩa & Anh, 2015; Li et al., 2017). Bên cạnh đó, nhằm đóng góp vào quy
trình sản xuất lúa thân thiện với môi trường, nghiên cứu đã được tiến hành tại
khu thí nghiệm Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Bốn nghiệm thức phân
bón tan chậm được thực hiện trong vụ Hè Thu 2020 để đánh giá ảnh hưởng
của cách thức bón phân đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa (Deng et al.,
2015; Fan et al., 2016; Lam & Mười, 2021).
Kết quả nghiên cứu cho thấy bón vùi phân với liều lượng phân đạm cao
có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây mạ giai đoạn đầu nhưng sau đó các giống
lúa phát triển bình thường trở lại. Các liều lượng bón phân đạm và cách bón
phân không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hai giống lúa
nhưng năng suất, tỷ lệ gạo nguyên và hàm lượng amylose tốt nhất ở nghiệm
thức bón vùi phân với công thức phân 70 N - 40 P2O5 - 30 K2O kg/ha.
6