Page 23 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 23

phương pháp bón phân khác nhau, kết quả ở Hình 1 cho thấy ở giai đoạn 5
          NSC có sự khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% đối với 4 cách
          bón phân, bón theo tập quán và bón vùi phân ở liều lượng 70 kg N/ha có
          khuynh hướng cho tỷ lệ sống sót cao hơn các nghiệm thức còn lại, ngoại trừ
          nghiệm thức bón 80 kg N/ha. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ sống sót của
          giống OM5451 cao hơn và khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Không có sự tương
          tác giữa hai giống lúa và các phương pháp bón phân trong nghiên cứu này.
          Tuy nhiên, ở giai đoạn 10 NSC, tỷ lệ sống sót ở tất cả các nghiệm thức bón
          phân là như nhau, chỉ có sự khác nhau giữa hai giống lúa và giống OM5451
          cũng có tỷ lệ sống sót cao hơn ở mức ý nghĩa 1% (Hình 1.2). Kết quả nghiên
          cứu này cho thấy bón vùi phân ở có ảnh hưởng nhỏ đến tỷ lệ sống sót của các
          giống lúa ở giai đoạn đầu khi bón ở liều lượng cao hơn 80 kg N/ha, nhưng
          sau đó tỷ lệ sống sót này được ổn định hơn nên sau cùng chúng không ảnh
          hưởng đến tỷ lệ sống sót của giống.
               Chỉ số diệp lục tố của hai giống lúa OM5451 và OM6976 dưới ảnh
          hưởng của các phương pháp bón phân vụ Hè Thu 2020

               Màu sắc lá do đặc tính giống quy định nhưng lại bị ảnh hưởng rất lớn
          đến kỹ thuật canh tác, trong đó có kỹ thuật bón phân, đặc biệt là liều lượng
          phân đạm. Kết quả Hình 1.3 cho thấy ở giai đoạn 10-30 NSC, có sự khác biệt
          ý nghĩa về chỉ số diệp lục tố của 4 nghiệm thức phân bón. Trong nghiên cứu
          này, ở giai đoạn 10-30 NSC chỉ số diệp lục tố đa phần khác biệt ở mức ý
          nghĩa 5%, ngoại trừ ở giai đoạn 20 NSC. Ở giai đoạn 20 NSC có sự khác biệt
          ở mức ý nghĩa 1% giữa 4 nghiệm thức phân bón, trong đó nghiệm thức bón
          theo tập quán có chỉ số diệp lục tố thấp nhất và khác biệt thống kê ở mức ý
          nghĩa 1%, nghiệm thức bón đạm cao có diệp lục tố cao hơn. Nghiệm thức bón
          vùi phân giúp cây lúa hấp thụ phân sớm hơn nên có chỉ số diệp lục tố cao hơn
          so với đối chứng vì nghiệm thức đối chứng bón phân sau khi cấy 5 ngày nên
          chưa kịp làm tăng màu sắc diệp lục tố. Từ giai đoạn 40-80 NSC, chỉ số diệp
          lục tố của 4 nghiệm thức bón phân có sự khác biệt không ý nghĩa ở mức ý
          nghĩa 5%. Nghiệm thức đối chứng tuy bón liều lượng đạm cao nhưng chỉ số
          diệp lục tố trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển không cao hơn các
          nghiệm thức bón vùi phân; kết quả này cho thấy phân bón có thể bị bốc hơi
          nếu bón trực tiếp vào ruộng, tương tự như kết quả nghiên cứu của Phong và
          ctv. (2015). Trong nghiên cứu này, giống lúa OM6976 có chỉ số diệp lục tố
          cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với giống lúa OM5451
          từ giai đoạn 20-80 NSC.



                                                                                  9
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28