Page 30 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 30

1.4  GIẢI  PHÁP  SẠ  LÚA  GIÁN  ĐOẠN  (SẠ  CỤM)  KẾT  HỢP
          VÙI  PHÂN

               1.4.1  Giàn sạ cụm
               Giàn sạ cụm hoạt động theo nguyên lý cuống hạt. Khi giàn sạ hoạt động,
          hạt giống sẽ được đưa từ bồn chứa hạt giống đến các cụm gieo hạt. Các cụm
          gieo hạt sẽ cuống hạt giống xuống đất theo một khoảng cách nhất định. Giàn
          sạ cụm có thể điều chỉnh được lượng hạt giống, độ sâu gieo hạt và khoảng
          cách giữa các hàng gieo hạt. Điều này giúp người vận hành có thể điều chỉnh
          giàn sạ phù hợp với nhu cầu gieo sạ của từng loại giống lúa và điều kiện đất
          đai. Giàn sạ cụm bao gồm bồn chứa hạt giống được làm bằng thép, có dung
          tích lớn, đảm bảo đủ hạt giống cho diện tích lớn. Hệ thống phân phối hạt
          giống có nhiệm vụ đưa hạt giống từ bồn chứa hạt giống đến các cụm gieo hạt.
          Cụm gieo hạt có nhiệm vụ gieo hạt giống xuống đất, giúp hạt giống được gieo
          đều và chính xác. Lượng giống được phân bố đều trên ruộng và đảm bảo đúng
          lượng giống dự kiến.

               1.4.2  Kết quả
               Bón vùi phân đồng thời với quá trình sạ cụm sẽ có các lợi thế như: giảm
          giống, giảm phân, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất và chất
          lượng lúa, tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa cho người nông dân, giảm thiểu
          ô nhiễm môi trường, giảm phát thải, đồng thời giảm thất thoát phân, đặc biệt
          là phân đạm do bốc hơi hoặc trôi theo dòng nước nếu nước tràn mặt ruộng.
          Ngoài ra, rễ lúa được kích thích ăn sâu vào đất, giúp hạn chế lúa đổ, ngã, đồng
          thời tăng khả năng chịu hạn cho ruộng lúa nếu gặp hạn, mặn cuối vụ (Đông
          Xuân). Vùi phân kề sát khóm lúa, giúp khóm lúa tiếp cận với phân và lấy
          phân dễ dàng, hạn chế việc mất phân cho cỏ dại, đồng thời tiết kiệm được chi
          phí công lao động do giảm số lần bón phân. Hạn chế của phương pháp này là
          cây lúa chậm phát triển hơn do cần có thời gian cho rễ phát triển đến vị trí vùi
          phân để nhận đủ dinh dưỡng.

               Ưu điểm của ruộng lúa sạ cụm kết hợp bón vùi phân: (i) Giảm lượng
          hạt giống, phân bón sử dụng: Ruộng lúa sạ cụm chỉ sử dụng khoảng 40-60 kg
          hạt giống/ha, giảm khoảng 40-60% lượng hạt giống sử dụng so với phương
          pháp sạ lan. Ngoài ra, bón vùi phân giúp phân bón được sử dụng hiệu quả
          hơn, giảm thất thoát phân bón; (ii) Tăng năng suất, chất lượng lúa: Ruộng lúa
          sạ cụm kết hợp bón vùi phân giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt hơn, tăng
          năng suất và chất lượng lúa; (iii) Giảm chi phí sản xuất: Ruộng lúa sạ cụm




          16
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35