Page 235 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 235
11.4.1 Phương pháp phân tích quang phổ
Phương pháp phân tích không phá hủy dựa trên quang phổ đã được
nghiên cứu ứng dụng trong suốt một thời gian dài. Dựa trên số liệu thống kê
năm 2019 cho thấy có đến 80% ứng dụng thuộc lĩnh vực trồng trọt sử dụng
phổ cận hồng ngoại được dùng để đánh giá và nghiên cứu về trái cây
(Cattaneo & Stellari, 2019).
Hình 11.4. Tỷ lệ công bố về các giải pháp đánh giá chất lượng trái cây
không phá hủy khác nhau
(Nguồn: Nghiệm và ctv., 2021)
Kết quả thống kê các công trình nghiên cứu về giải pháp đánh giá chất
lượng trái cây dựa trên phân tích quang phổ có trong cơ sở dữ liệu Scopus
trong thời gian gần đây cũng cho thấy các giải pháp này được quan tâm ngày
càng nhiều (Hình 11.5). Mặc dù vùng phổ ánh sáng khả kiến cũng có thể được
sử dụng để đánh giá chất lượng bên trong trái cây tươi (Nguyen et al., 2020;
Tran & Fukuzawa, 2020; Tran et al., 2021;), quang phổ ở vùng ánh sáng hồng
ngoại và cận hồng ngoại được sử dụng phổ biến hơn cho việc đánh giá chất
lượng trái cây vì chứa nhiều thông tin quan trọng của các vật chất hữu cơ cần
thiết cho đánh giá chất lượng nội quả của trái cây (Manley, 2014).
11.4.2 Thị giác máy tính
Thị giác máy tính là một phương pháp đánh giá không tiếp xúc chất
lượng trái cây thông qua đặc trưng bên ngoài. Sử dụng phương pháp này yêu
221