Page 231 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 231
Hình 11.2. Hệ thống đánh giá chất lượng và phân loại trái thanh long
(Nguồn: Minh Trieu & Truong Thinh, 2021)
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng cho việc phát triển và tự
chủ công nghệ đánh giá chất lượng trái cây sau thu hoạch. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này chưa thấy được ứng dụng cụ thể và rộng rãi. Nguyên nhân
chưa triển khai ứng dụng có thể bắt nguồn từ khó khăn trong năng lực đầu tư
và ứng dụng các công nghệ này trong giai đoạn COVID và hậu COVID.
Ngoài ra, các phiên bản ban đầu của hệ thống đã đề xuất có thể chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tế ứng dụng như hạn chế về năng suất, sự tương thích với
các khâu khác trong quy trình phân loại, bảo quản, đóng gói, hay kích thước
chưa phù hợp của hệ thống (Hình 11.1 và 11.2).
11.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRÁI CÂY
Để đánh giá chất lượng trái cây tươi, một số tiêu chí đánh giá chất lượng
nội quả thường được quan tâm là thành phần chất rắn hòa tan (TSS), hàm
lượng vật chất khô (DM), độ chua (TA),… Ngoài ra, các tiêu chí chất lượng
bên ngoài như kích cỡ, hình dạng, độ cứng, màu sắc, độ bóng, mức độ khiếm
khuyết bề mặt cũng được quan tâm. Việc đánh giá chất lượng bên ngoài
thường được thực hiện thủ công và cảm quan nên có thể thiếu chính xác và
tốn thời gian. Đánh giá chất lượng nội quả chính xác cần phải phá hủy mẫu
nên hiệu quả kinh tế bị ảnh hưởng và cũng mất thời gian thu và đo mẫu. Như
217