Page 232 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 232

vậy, các phương pháp đánh giá chất lượng không phá hủy nhằm phát triển
          các hệ thống đánh giá, phân loại chất lượng trái cây tự động được quan tâm
          phát triển cho cả chất lượng nội quả và chất lượng bên ngoài của nhiều loại
          trái cây (Chauhan et al., 2017).
               Các tiêu chí phân loại chất lượng bên ngoài như kích thước, hình dáng,
          khiếm khuyết bề mặt thường được người tiêu dùng sử dụng để đánh giá chất
          lượng trái cây và đưa đến các quyết định mua. Trong các tiêu chí này, màu
          sắc là thông số bên ngoài được quan tâm nhiều nhất vì màu sắc thường đặc
          trưng cho trái chín và có tương quan với các phẩm chất trái như hương thơm,
          độ chín, chất dinh dưỡng (Nghiệm và ctv., 2021). Màu sắc trái thông thường
          còn được dùng để phát hiện vết bệnh thể hiện trên bề mặt vỏ và cho thấy mức
          độ hư hỏng bên trong (Baculo & Marcos, 2018; Zhang et al., 2018; Wei &
          Gu, 2020).

               Mặc dù các tiêu chí bên ngoài thường được sử dụng nhưng chất lượng
          trái cây được quyết định bởi các phẩm chất nội quả như: độ ngọt, độ chua, độ
          cứng, hàm lượng vật chất khô. Một số dữ liệu thống kê cho thấy chỉ tiêu chất
          lượng nội quả được quan tâm nhiều nhất là độ ngọt (Bảng 11.2) vì độ ngọt
          liên quan mật thiết đến quá trình chín của trái cây, một chỉ tiêu được người
          tiêu dùng quan tâm nhiều nhất. Đánh giá độ ngọt thường dựa vào hàm lượng
          chất rắn hòa tan (soluble solid content - SSC) hay tổng chất rắn hòa tan (total
          soluble solids - TSS). Thông thường, độ ngọt phụ thuộc vào mức độ trưởng
          thành sinh lý và thời điểm thu hoạch (Borba et al., 2021; Pissard et al., 2021).

               Bên cạnh độ ngọt, hàm lượng vật chất khô (dry matter content) - một
          chỉ số liên quan đến hàm lượng tinh bột của thịt quả - được sử dụng phổ biến
          để đánh giá chất lượng trái cây. Hàm lượng vật chất khô cũng có mối liên hệ
          mật thiết với TSS (Rungpichayapichet et al., 2016; Xiao et al., 2018; Pissard
          et al., 2021). Độ trưởng thành sinh lý của quả có thể được đánh giá thông qua
          DM và thường tương quan thuận với tỷ lệ thịt quả hay hàm lượng tinh bột.
          Đánh giá đúng độ trưởng thành sinh lý giúp thu hoạch đúng thời điểm, tối ưu
          được thời gian bảo quản, nhờ đó giảm thiệt hại kinh tế do chín sớm trong quá
          trình vận chuyển, giảm thiểu chi phí do có thể vận chuyển bằng đường biển
          (Rungpichayapichet et al., 2016; Yap et al., 2017; Samamad et al., 2018; Lan
          et al., 2020; Mishra et al., 2021; Pissard et al., 2021; Valasiadis et al., 2024)
          Vì thế, ước lượng hàm lượng chất khô có ý nghĩa quan trọng và đặc biệt được
          quan tâm để đánh giá chất lượng một số loại trái cây như xoài, kiwi, lê (Serra
          et al., 2019; Anderson et al., 2020; Anderson et al., 2021a; Minas et al., 2021;



          218
   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237