Page 234 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 234
cao như khi đo phổ truyền dẫn và có thể mang nhiều thông tin về phần thịt
ngay dưới vỏ quả hơn so với đo phổ phản xạ.
Hình 11.3. Các chế độ thu phổ: (a) Phổ phản xạ,
(b) Phổ xuyên thấu và (c) phổ tương tác
(Nguồn: Li et al., 2018)
11.4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHÔNG PHÁ HỦY
ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU
Phương pháp không phá hủy (non-destructive methods) đôi khi còn
được gọi là phương pháp không xâm lấn (non-invasive methods) có ưu điểm
lớn là không cần phá hủy mẫu và thường có thể được thực hiện nhanh, đồng
bộ nên rất phù hợp cho việc phát triển các hệ thống tự động dùng trong đánh
giá, phân loại chất lượng rau củ quả thời gian thực. Dựa trên cơ sở dữ liệu
Scopus về các công trình đánh giá chất lượng trái cây không phá hủy trong
giai đoạn từ tháng 01 năm 2016 đến ngày 01 tháng 6 năm 2021, Lộc và ctv.
(2021) đã thống kê mức độ quan tâm của các phương pháp không phá hủy
khác nhau làm cơ sở xác định đối tượng trái cây tiềm năng, từ đó định hướng
nghiên cứu và phát triển các giải pháp đánh giá chất lượng trái cây không phá
hủy ở Việt Nam. Kết quả cho thấy có bốn phương pháp có tỷ lệ cao, trong đó
phương pháp quang phổ và thị giác máy tính có mức độ quan tâm lớn nhất là
52,86% và 29,29% (Hình 11.4).
220