Page 230 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 230
2021b) nhưng việc nâng cấp hệ thống để đánh giá chất lượng xoài từ xa khó
thực hiện và có thể khó đạt độ chính xác như mong muốn. Một hệ thống đánh
giá độ trưởng thành của quả nho ngay tại vườn dựa trên ảnh siêu phổ cũng đã
được đề xuất và cho thấy khả năng ứng dụng cao (Benelli et al., 2021). Tuy
nhiên, khả năng triển khai các hệ thống tương tự cho các vườn cây ăn trái
không được quy hoạch ngay từ đầu cũng gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi doanh
nghiệp phải có đủ năng lực tiếp nhận, vận hành và bảo trì các hệ thống hiện
đại này.
Đánh giá chất lượng sau thu hoạch thường được các doanh nghiệp đầu
mối, các vựa nông sản quan tâm để có thể phân loại nông sản phù hợp với
yêu cầu chất lượng ở các phân khúc thị trường khác nhau trong nước và ngoài
nước. Các thiết bị đánh giá chất lượng từng trái như nêu trên cũng có thể được
sử dụng ở các cơ sở này. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các thiết bị có giá thành
cao này vẫn thấp so với năng suất cần phân loại. Trong thời gian gần đây, một
số hệ thống tự động để phân loại trái cây tươi như xoài (Hình 11.1), thanh
long (Hình 11.2) đã được nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu và phát triển (Minh Trieu & Truong
Thinh, 2021; Truong Minh Long & Truong Thinh, 2020).
Hình 11.1. Hệ thống đánh giá chất lượng và phân loại xoài
(Nguồn: Truong Minh Long & Truong Thinh, 2020)
216