Page 226 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 226
Chương 11
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
Nguyễn Chánh Nghiệm , Nguyễn Phước Lộc ,
2
1*
1
1
Lê Hoàng Đăng , Trần Nhựt Thanh
1 Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ
2 Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang
*
( Email: ncnghiem@ctu.edu.vn)
11.1 GIỚI THIỆU
Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp.
Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm khoảng 64 - 68% giá trị sản xuất
của toàn ngành nông nghiệp, trong đó các mặt hàng như rau quả, lúa gạo, cà
phê, điều, tiêu, cao su, sắn thuộc nhóm sản phẩm chủ lực của quốc gia (Tuấn,
2023). Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng của các sản phẩm nông
sản nói chung và trái cây nói riêng, sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong
nội địa trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh việc tăng cường công nghệ bảo quản,
sơ chế hay chế biến đa dạng hóa sản phẩm tạo thêm giá trị gia tăng, xuất khẩu
các loại nông sản sang các thị trường lớn như thị trường Trung Quốc thông
qua đường tiểu ngạch vẫn là giải pháp chính của nhà nông ở đồng bằng sông
Cửu Long. Tuy nhiên, nhiều tình huống “được mùa, mất giá” dẫn đến phải
“giải cứu” các loại nông sản vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong thời gian gần
đây. Do đó, nông dân có xu hướng giảm diện tích đất canh tác và thiếu công
chăm sóc dẫn đến nông sản không đạt chất lượng và giảm lượng cung cho
xuất khẩu trong mùa vụ sau (Thanh, 2023). Việc giảm thiểu những rủi ro trong
quá trình xuất khẩu đặt ra yêu cầu phân loại chất lượng nông sản để đa dạng
hóa thị trường, hướng đến xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu chất lượng
khắc khe hơn nơi mà vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm luôn được quan
tâm (El-Mesery et al., 2019).
Phát biểu trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ
25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 15 tháng 8 năm 2023, Bộ
Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh
ngành nông nghiệp đã, đang và sẽ đối mặt với ba chữ “biến” là: biến đổi khí
hậu, biến động thị trường và biến chuyển với xu thế tiêu dùng của thế giới
theo hướng xanh, bền vững (Thanh, 2023). Như vậy, dưới tác động của biến
212