Page 221 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 221
Kết quả quan trắc lún: Các số liệu quan trắc lún từng loại kè được thu
thập từ đơn vị thi công các công trình kè, kết hợp hợp với số liệu quan trắc
được trình bày trong Hình 10.22. Từ số liệu quan trắc có thể thấy kè Busadco
và kè trụ rỗng có độ lún chênh lệch giữa các điểm quan trắc rất lớn (Hình
10.22a). Độ lún lớn nhất của của kè Busadco là -100 mm và nhỏ nhất là -60
mm, trong khi đó độ lún lớn nhất của kè trụ rỗng lên đến -210 mm và -90 mm.
Sự chênh lệch này là do các loại kè có cấu tạo từ các module riêng lẻ và liên
kết lại với nhau bằng các khớp, ngàm nối. Mặc khác, điều kiện địa chất của
bờ biển thay đổi làm dẫn đến sự lún lệch và tách các cấu kiện ra khỏi các khớp
nối. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giảm sóng của hai loại kè này.
Trong ba loại kè tại vị trí A thì kè ly tâm có độ lún nhỏ nhất so với hai
loại kè còn lại. Kè ly tâm tại vị trí A cho thấy mức độ lún ổn định hơn, sự
chênh lệch lún giữa độ lún lớn nhất và nhỏ nhất tại các vị trí quan trắc là 20
mm (Hình 10.22b). Tuy nhiên công trình kè ly tâm tại vị trí B lại có độ lún
tương đối lớn 270 mm. Điều này có thể giải thích do cấu tạo địa chất tại vị trí
B khác với vị trí A nên quá trình lún của cùng một dạng kết cấu (kè ly tâm)
lại khác nhau.
(a) Kè Busadco (b) Kè ly tâm tại A
(c) Kè trụ rỗng (d) Kè ly tâm tại B
Hình 10.22. Tổng hợp kết quả quan trắc độ lún của các loại kè giảm sóng
Nhìn chung tại vị trí A, độ lún của kè ly tâm thấp hơn so với hai loại kè
còn lại. Kè ly tâm tại vị trí B làm việc trong điều kiện địa chất khác nên có độ
lún khá lớn so với các loại kè ở vị trí A. Độ sai lệch giữa kết quả tính lún kè
theo ba phương pháp cũng không quá lớn (dao động khoảng 25 mm). Kết quả
207