Page 222 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 222
tính toán theo phương pháp lớp phân tố và PTHH luôn thấp hơn so với quan
trắc độ lún thực địa. Điều này có thể do quan niệm tính toán theo lớp phân tố
và phương pháp PTHH quy định nền địa chất đồng nhất. Tuy nhiên, thực tế
địa chất lại có sự biến thiên không đồng nhất (có thể yếu hoặc tốt hơn) nên
độ lún tính toán trên theo lớp phân tố và phương pháp PTHH so với thực địa
có sự khác nhau.
10.4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT
10.4.1 Nhận xét kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang: Tỷ trọng kênh
và bờ bao chiếm tỷ trọng 100% tại khu vực vùng triền, trong khi đó tỷ trọng
về hồ chứa thì khu vực vùng cao chiếm tỷ trọng 100%; việc đầu tư phát triển
hệ thống cống và trạm bơm vùng cao để phục vụ sản xuất thấp hơn nhiều so
với việc đầu tư phát triển hệ thống trạm bơm vùng đồng bằng, do địa hình
không đồng nhất, chịu tác động của lũ núi, nên phần lớn hệ thống kênh mương
sau trạm bơm phải kiên cố hóa bằng bê tông, do đó suất đầu tư cao hơn vùng
đồng bằng. Trữ lượng nước từ các hồ chứa từ hiện trạng năm 2020 tăng theo
quy hoạch đến năm 2030 và năm 2050. Đến năm 2050, nhu cầu dùng nước
trong 6 tháng (mùa khô) tương ứng với từng kịch bản BĐKH và theo các kịch
bản cấp nước được đề xuất được tính toán cho thấy nhu cầu dùng nước cho
các ngành dùng nước khá lớn so với nguồn nước hiện có từ các hồ chứa. Khả
năng cấp nước từ các hồ chứa cho các ngành dùng nước ở các kịch bản tương
ứng với từng kịch bản BĐKH trong 6 tháng (mùa khô) chỉ đạt ở mức dưới
70% so với nhu cầu dùng nước thực tế. Vì vậy, cần có một số giải pháp đầu
tư hệ thống CTTL để tăng khả năng cấp nước.
Kết quả phân tích sự ổn định của các công trình kè giảm sóng đã thi
công năm 2019 tại bờ biển Tây, huyện Trần Văn Thời và năm 2020 tại bờ
biển Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã chứng minh sự ổn định của các
công trình này. Hệ số ổn định của các công trình cải thiện theo thời gian vận
hành do sự nâng lên của cao độ địa hình phía sau kè. Độ lún của các loại kè
cũng đảm bảo sự hoạt động hiệu quả, riêng có kè trụ rỗng có độ lún lệch giữa
các vị trí quan trắc khá cao (chênh lệch 120 mm). Các mô hình kè giảm sóng
này có thể được triển khai ở các địa phương có bờ biển đang bị xói lở khác
trên cả nước, góp phần bảo vệ tài sản của cư dân và duy trì hệ sinh thái rừng
ngập mặn ven biển. Độ lún kè trụ rỗng khá lớn và độ lún lệch giữa module kè
cũng khá cao nên cần có giải pháp thiết kế khắc phục hiện trạng lún của kè.
Các mô hình kè chắn sóng này có thể triển khai ở các địa phương có bờ biển
đang bị xói lở khác trên cả nước, góp phần bảo vệ tài sản của cư dân và duy
trì hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
208