Page 219 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 219
Một số kết quả chính:
Phân tích lún công trình: Độ lún (S) tính theo TCVN 9362:2012 của
các dạng kè tại vị trí A lần lượt là Busadco (S = 84,9 mm), kè ly tâm (S = 76,9
mm) và kè trụ rỗng (S = 138,5 mm). Tại vị trí B, chỉ tính độ lún của kè ly tâm
(S = 74,3 mm). Độ lún tính theo phương pháp PTHH được mô phỏng trong
thời gian 5 năm (tương ứng với thời gian vận hành thực tế của các loại kè).
Kết quả tính toán sự chuyển vị theo phương đứng (trục y) và phương ngang
(trục x) của các loại kè được trình bày ở Hình 10.20. Kè trụ rỗng có độ lún
lớn nhất (167,7 mm), kế đến là kè ly tâm tại vị trí B (76,2 mm), Busadco (55,6
mm) cuối cùng là kè ly tâm tại vị trí A (51,7 mm).
Hình 10.20. Kết quả tính toán chuyển vị của các loại kè theo phương pháp PTHH
Phân tích ổn định (sức kháng cắt ở hai giai đoạn): (1) Giai đoạn thi
công vừa xong (năm 2019 tại A và năm 2020 tại B) và (2) Giai đoạn địa hình
đã thay đổi khi đưa vào sử dụng (2023) được được trình bày từ Hình 10.21.
Hệ số ổn định tổng thể của kè Busadco trong giai đoạn sau thi công (năm
2019) là FS=1,390 (Hình 10.21a). Trong thời gian năm năm vận hành, công
trình đã cho thấy hiệu quả tạo bồi lắng phía sau khu vực kè. Địa hình khu vực
phía sau kè đã nâng lên gần 0,8 m. Tuy nhiên địa hình ngay chân kè đã hạ
xuống cao trình -0,25 m. Do đó, cao độ địa hình trong mô hình đã được thay
đổi và tính toán lại hệ số ổn định của kè Busadco. Kết quả cho thấy hệ số ổn
định FS=1,648 - tăng lên theo sự nâng lên của địa hình.
205