Page 215 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 215

chứa vừa và nhỏ (1 hồ chứa lớn, 4 hồ chứa vừa và 2 hồ chứa nhỏ theo Nghị
          định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về Quản
          lý an toàn đập, hồ chứa nước); định hướng đến năm 2030 phát triển thêm 4
                                             6
                                                3
          hồ chứa với tổng dung tích 1,80×10  m  (3 hồ chứa vừa và 1 hồ chứa nhỏ),
                                                                                  6
          nâng tổng số hồ chứa lên 11 hồ chứa với tổng dung tích trữ nước là 4,35×10
           3
          m  (1 hồ chứa lớn, 7 hồ chứa vừa và 3 hồ chứa nhỏ); đến năm 2050 phát triển
                                                    6
                                                        3
          thêm 5 hồ chứa, với tổng dung tích 1,51×10  m  (5 hồ chứa nhỏ), nâng tổng
                                                                         6
                                                                             3
          số hồ chứa lên 16 hồ chứa, với tổng dung tích trữ nước là 5,86×10  m  (1 hồ
          chứa lớn, 7 hồ chứa vừa và 8 hồ chứa nhỏ).
               Như vậy, số lượng hồ chứa nước tăng theo từng giai đoạn, từ đó, dung
          tích nước trữ lại cũng tăng theo số lượng hồ qua từng giai đoạn, góp phần đáp
          ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất của người dân trong
          vùng. Bởi vì, đối với vùng cao thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, việc
          cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp là hết sức khó khăn. Bên
          cạnh giải pháp phát triển hệ thống trạm bơm vùng cao để chuyển nước từ
          kênh lên để tưới, việc chọn giải pháp đầu tư hồ chứa nước để tích nước vào
          mùa mưa phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là một giải
          pháp cũng được địa phương quan tâm. Vì vậy, việc đầu tư phát triển hệ thống
          hồ chứa nước vùng cao ở một số vị trí thuận lợi là phù hợp với định hướng
          quy hoạch của tỉnh trong tương lai.
               Dưới tác động của BĐKH và việc mở rộng diện tích canh tác nông
          nghiệp và xây các đập thủy điện ở các quốc gia thượng nguồn sông Mekong
          đã làm nguồn nước về ĐBSCL suy giảm. Theo số liệu quan trắc, tổng lượng
          nước bình quân năm 2020 từ thượng nguồn về ĐBSCL qua trạm Châu Đốc
                                      9
                                         3
          trên sông Hậu khoảng 47×10  m  năm (Đài Khí tượng Thủy văn An Giang,
          2021) phục vụ nguồn nước cho một phần vùng ĐBSCL; Tổng lượng nước
                                                         3
                                                      9
          qua kênh Vĩnh Tế theo thiết kế khoảng 12×10  m , bằng khoảng 25% lượng
          nước của sông Hậu; Tổng lượng nước qua kênh Trà Sư thông qua cống Trà
                                       9
                                          3
          Sư theo thiết kế khoảng 10 ×10  m (Quyết định số 3567/QĐ-BNN-XD, 2017)
          xấp xỉ 85% lượng nước của kênh Vĩnh Tế để phục vụ nguồn nước cho vùng
          Tứ giác Long Xuyên; trong khi nguồn nước từ các hồ chứa hiện trạng năm
                                                    3
                                                 6
          2020 chỉ trữ được nước khoảng 2,55×10  m  và đến năm 2050 chỉ trữ được
                                     6
                                        3
          lượng nước khoảng 5,86×10  m  năm để phục vụ sản xuất cho vùng cao của
          hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, bằng khoảng 0,06% lượng nước cấp từ kênh
          Trà Sư.




                                                                                201
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220