Page 211 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 211

a) Kênh Vĩnh Tế (vùng đồng bằng)    b) Kênh Tám Ngàn (vùng đồng bằng)














            c) Kênh tưới Trạm bơm 3-2 (vùng cao)   d) Kênh tưới Trạm bơm Văn Giáo
                                                             (vùng cao)
                           Hình 10.9. Hình ảnh hiện trạng một số kênh
                                 (Nguồn: Khanh và ctv., 2022)

               Về hệ thống đê bao: Kết quả thống kê cho thấy vùng nghiên cứu có 67
          tiểu vùng, 252 công trình với chiều dài 481,56 km, kiểm soát lũ bảo vệ sản
          xuất cho hơn 19.615 ha. Chi tiết được thể hiện trên Hình 10.10 (Sở NN&PTNT
          An Giang, 2022). Như vậy, diện tích được bao triệt để vùng nghiên cứu thấp
          hơn bình quân chung của tỉnh (58,35% so với 73,86%); ngược lại diện tích
          được đê bao tháng 8 và diện tích ngoài đê bao của vùng nghiên cứu cao hơn
          bình quân chung của tỉnh (lần lượt là 35,29% so với 21,42% và 6,36% so với
          4,72%). Do một phần các tiểu vùng triền ven chân núi chịu tác động của lũ
          quét và hạ tầng dân cư nước thải sinh hoạt, vì thế không thuận lợi đầu tư do
          chi phí đầu tư cao; đông đồng bào dân tộc Khmer canh tác, khả năng đóng góp
          hạn chế để xây dựng hệ thống đê bao. Đê bao chống lũ triệt để, đê bao chống
          lũ tháng Tám và vùng ngoài được thống kê trên.

               Số lượng và chiều dài đê bao được trình bày trong Hình 10.11. Ngoài
          ra, Hình 10.10 cũng cho thấy số lượng tiểu vùng và số lượng công trình đê



                                                                                197
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216