Page 207 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 207
thấy sự liên kết giữa nước mặt và nước ngầm của vùng. Vì vậy, việc xây
dựng nhiệm vụ nghiên cứu tổng thể về các giải pháp trữ nước ở ĐBSCL trên
cơ sở tầm nhìn dài hạn, định hướng chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL
theo tinh thần Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về
“Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí
hậu” mang tính chất liên vùng, liên ngành. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn
tư liệu quan trọng để phục vụ các nhà quản lý trong việc ra quyết định đối
với vấn đề trữ nước ĐBSCL trong giai đoạn tới (Bộ TN&MT, 2019b; Thủ
tướng Chính phủ, 2017).
Hệ thống thủy lợi (HTTL) và đê điều ĐBSCL đóng vai trò rất quan
trọng đối với nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội
của toàn vùng. Trong những năm qua, từ kết quả thực hiện tốt công tác quản
lý, vận hành các CTTL, đê điều đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển
bền vững trong tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, đảm bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ điều tiết nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt của Nhân dân;
bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng của Nhân dân; góp phần thực hiện tốt
trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên toàn vùng đồng bằng. Hiện
nay, một số công trình tiếp tục được đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp để hoàn
thiện hệ thống. Sau khi công trình được xây dựng hoàn thành, để hệ thống
công trình và các hạng mục công trình được vận hành theo đúng nhiệm vụ
thiết kế như việc cấp nước, tiêu nước, đóng, mở cửa cống, tốc độ dòng chảy,
mực nước tối đa cho phép, đảm bảo giao thông thủy, giải quyết ô nhiễm thì
cần phải có chế độ vận hành phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các công trình cống,
đê, kênh trong hệ thống thủy lợi ĐBSCL được vận hành chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm, chưa có một quy trình vận hành đồng bộ, liên tỉnh và liên vùng. Bên
cạnh đó, dưới sự tác động của BĐKH và gia tăng mực nước biển, cũng sự
thay đổi (tự phát) trong sản xuất (nuôi trồng thủy sản) và ô nhiễm nguồn nước
sẽ tạo lên sức ép mới và yêu cầu cao hơn lên hệ thống công trình thủy lợi, đòi
hỏi yêu cầu vận hành ngày càng phức tạp và khó khăn hơn.
Đối với các cống đang vận hành, khai thác có cửa van vận hành đóng,
mở tự động theo thủy triều (phụ thuộc chênh lệch mực nước thượng, hạ cống)
đã bộc lộ nhiều hạn chế trong thời gian qua nên cần được cải tiến theo hướng
cửa van vận hành chủ động và hệ thống kết nối, tự động hóa công tác vận hành
(SCADA) (như hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé, một số cống tại tỉnh Kiên
Giang, An Giang,...). Tự động hóa trong vận hành hệ thống vận hành cống là
một giải pháp kỹ thuật hiện đại, giúp tiết kiệm chi phí, can thiệp kịp thời và
đồng bộ lên hệ thống thủy lợi cả vùng. Về nguyên tắc chung, thiết bị quan trắc
193