Page 208 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 208

môi trường nước sẽ tự động gửi dữ liệu về máy chủ. Tại máy chủ, phần mềm
          thu thập dữ liệu sẽ đánh giá hiện trạng nguồn nước dựa trên các yếu tố như:
          mực nước, độ mặn, độ pH, độ đục,… để có cảnh báo và hành động kịp thời.
          Kết hợp với mô hình thủy lực của cả vùng, phần mềm sẽ đề xuất kịch bản đóng
          mở cống phù hợp. Sau khi được xem xét và phê duyệt của cơ quan quản lý,
          lịch đóng/mở cống sẽ được truyền từ máy chủ đến các máy trạm. Tại máy
          trạm, các cơ cấu động lực sẽ được kích hoạt để đóng/mở cống tương ứng. Qua
          thực tiễn cho thấy công trình được xây dựng cần phải được tổ chức quản lý
          vận hành khai thác phù hợp nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả và bền vững.
          Điều này đã được chứng minh bằng các số liệu về hiện trạng công trình, hơn
          nữa đặc điểm thủy văn thủy lực phức tạp của vùng ĐBSCL càng làm rõ hơn
          cơ sở khách quan là phải có quy trình quản lý vận hành CTTL phù hợp. Xu
          thế tự động hóa và hiện đại hóa là xu thế tất yếu và đề án “Hiện đại hóa hệ
          thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các
          tiểu  vùng  sinh  thái  vùng  ĐBSCL”  đã  được  phê  duyệt  theo  Quyết  định  số
          633/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2020).
               10.3  MỘT  SỐ  KẾT  QUẢ  NGHIÊN  CỨU  VỀ  CÔNG  TRÌNH
          THỦY LỢI ĐBSCL

                Trường hợp 1: Đánh giá hiện trạng hệ thống CTTL và khả năng đáp
          ứng nhu cầu của các ngành từ các hồ chứa trong bối cảnh BĐKH tại vùng
          Bảy Núi, tỉnh An Giang (Khanh và ctv., 2022).

               Một số kết quả chính:
               Bản đồ hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi vùng Bảy Núi, tỉnh An
          Giang và cơ cấu hệ thống công trình thủy lợi lần lượt được trình bày trong
          Hình 10.6 và Hình 10.7 (Khanh và ctv., 2022). Hình 10.6 và Hình 10.7 cho
          thấy tỷ lệ kênh và bờ bao chiếm tỷ lệ 100% tại khu vực vùng triền (khu vực
          có cao độ từ +2,0 m đến +5,0 m), trong khi đó, tỷ lệ về hồ chứa thì khu vực
          vùng cao (khu vực có cao độ từ +5,0 m đến +30,0 m) chiếm tỷ lệ 100%. Số
          lượng cống và trạm bơm lần lượt chiếm các tỷ lệ 86% và 84% cho vùng triền;
          14% và 16% cho vùng cao.

               Tỷ trọng kênh và bờ bao chiếm tỷ trọng 100% tại khu vực vùng triền
          (là khu vực có cao độ từ +2,0 đến +5,0 m), trong khi đó tỷ trọng về hồ chứa
          thì khu vực vùng cao (là khu vực có cao độ từ +5,0 đến +30,0 m) chiếm tỷ
          trọng 100%. Số lượng cống và trạm bơm lần lượt chiếm các tỷ trọng 86% và
          84% cho vùng triền; 14% và 16% cho vùng cao.



          194
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213