Page 205 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 205

+ Nhiều đoạn đê chưa kết hợp giao thông, mặt đê chưa được cứng hóa,
          về mùa mưa thường lầy lội cản trở cho việc giao thông đi lại. Theo thống kê
          hiện có khoảng gần 400 km chiều dài đê chưa được cứng hóa mặt đê.

               ĐBSCL có khoảng 47,5% (327 km) chiều dài đường bờ biển thuộc tình
          trạng xung yếu cần có biện pháp bảo vệ nâng cấp. Các giải pháp bảo vệ bờ
          hiện nay còn đơn lẻ, chưa có sự kết hợp giữa các giải pháp dẫn tới hiệu quả
          bảo vệ bờ chưa cao. Do đó, cần thiết phải tiếp nâng cấp BVBB theo hướng
          kết hợp nhiều giải pháp với chức năng phù hợp, dễ thích nghi trong điều kiện
          BĐKH, nước biển dâng và quá trình lún sụt đồng bằng tạo ra hệ thống bản vệ
          bờ biển đa tầng hoàn chỉnh, thân thiện với môi trường, khôi phục hệ sinh thái
          ven biển.

               10.2  NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ – VẬN HÀNH
          CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (CTTL)
               Hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL trong thời gian qua đã được đầu tư xây
          dựng khá nhiều, nhưng chưa đồng bộ. Các vùng bán sơn địa, phần lớn ở tỉnh
          An Giang và Kiên Giang ít được đầu tư do vị thế đồi núi nên chi phí đầu tư
          cao hơn so với các vùng khác. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi liên vùng còn hạn
          chế nên việc trữ nước và điều tiết nước chưa mang lại hiệu quả cao (Bộ Tài
          nguyên và Môi trường [TN&MT], 2019a). Nguồn nước từ Mekong chuyển
          về thông qua sông Tiền và sông Hậu chảy thẳng ra Biển Đông do chưa có hệ
          thống thủy lợi trữ nước và các tiểu vùng đê bao ngăn lũ. Các dự án thủy lợi
          đã và sẽ thực hiện, trong đó có các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ trữ
          nước (trên sông chính hay các hồ chứa vừa và nhỏ) nhằm thích ứng với BĐKH
          và suy giảm dòng chảy từ sông Mekong chuyển về cũng đang được quan tâm
          (Bộ TN&MT, 2016). Những tác động của hệ thống hồ chứa, phát triển kinh
          tế - xã hội, những dự án chuyển nước dự kiến ở các nước thượng lưu sông
          Mekong sẽ ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy hằng năm ở ĐBSCL (Dat et al.,
          2011). Trong đó, nguy cơ lũ nhỏ ngày càng nhỏ hơn, dòng chảy mùa kiệt năm
          hạn càng kiệt hơn, nước ngọt ngày càng khan hiếm, mặn xâm nhập ngày càng
          sâu đã tác động đến nguồn nước cấp cho các ngành dùng nước.
               Con người vừa có tác động tích cực và tiêu cực đến dòng chảy. Các đập
          thủy điện, hồ chứa, cống ngăn mặn, đê và kè được xây dựng nhằm điều tiết
          nguồn nước, bảo vệ và phục vụ đời sống người dân. Tuy nhiên, các tác động
          tiêu cực của công trình thủy điện và thủy lợi đã và đang diễn ra rất phức tạp,
          ngày càng tăng về độ lớn và tần suất ở ĐBSCL. Việc thay đổi chế độ cân bằng
          áp lực nước - đất hai bên bờ sông/kênh, thay đổi hướng dòng chảy và giảm


                                                                                191
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210