Page 200 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 200
hóa, nên dễ bị xói mòn, sạt khi gặp mưa, gió; nhất là vào mùa mưa, mặt đê bị
lầy lội, cản trở đến giao thông đi lại. Hệ số mái đê được thiết kế phía biển m
= 3, phía đồng m = 2, đa số mái đê được trồng cỏ bảo vệ.
Đối với những đoạn đê xung yếu, bề dày rừng phòng hộ mỏng hoặc đê
trực diện với biển đã có một số giải pháp bảo vệ được triển khai thực hiện.
Tính đến khoảng hơn 40 km kè bảo vệ mái bờ biển, để biển được xây dựng.
Kết cấu kè bảo vệ mái đê chủ yếu là dạng tấm bê tông, cấu kiện bê tông đúc
sẵn, hoặc thảm đá. Các đoạn đê xung yếu đã được gia cố kè bảo vệ có thể kể
đến như: đoạn kè Gò Công (Tiền Giang), kè Hiệp Thạnh (Trà Vinh), kè Vĩnh
Hải (Sóc Trăng), kè Gành Hào (Bạc Liêu), kè đá Bạc (Cà Mau),... Tuy nhiên,
các đoạn đê xung yếu này thường có cao độ thấp hơn so với yêu cầu, do chiều
rộng đai rừng ngập mặn bị suy giảm hoặc do thiết kế chưa đủ cao độ để ngăn
chặn nước biển tràn qua đê trong các điều kiện cực trị như áp thấp nhiệt đới
hoặc gió bão tới cấp 9.
Bên cạnh các giải pháp kiên cố hóa đê biển, giải pháp giảm sóng gây
bồi, tạo bãi khôi phục rừng ngập mặn nhằm BVBB, đê biển trước các tác động
bất lợi từ phía biển cũng đã được nhà nước đầu tư xây dựng. Các dạng kết
cấu được sử dụng khá đa dạng từ dạng mềm đến kết cấu cứng như: hàng rào
tre, geotube, cọc ly tâm kết hợp đá đổ, đê trụ rỗng, kè Busadco, cấu kiện
rỗng,... Bước đầu một số giải pháp đã phát huy được hiệu quả trong việc bảo
vệ bờ chống xói lở, bên cạnh đó một số công trình đã gặp sự cố, hư hỏng do
chưa áp dụng giải pháp phù hợp, chưa đúng chức năng dẫn đến hiệu quả thấp.
Hiện trạng của các tuyến đê biển ĐBSCL được thống kê tổng hợp trong
Bảng 10.2.
Bảng 10.2. Hiện trạng các tuyến đê ĐBSCL năm 2021
Hiện trạng công trình
TT Vị trí Tên công Cấp L B Cao Cầu,
trình đê (km) (m) trình Cống Đánh giá
đỉnh dưới đê
Trong 21,2 km đê có 2,22 km
Đê Gò đê đất trực diện với biển;
Công III 21,1 6 4 15 7,91 km đê có kè bảo vệ;
Tiền
1 Đông 11,15 km đê có rừng phía
Giang trước nhưng đang bị xói lở.
Đê Tân Chưa có đê, dự kiến xây
Phú Đông dựng 21,5 km.
186