Page 199 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 199

phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học, nhiệm vụ khoa học công nghệ của các
          địa phương, các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu,… (Hình 10.4).















             Sử dụng vỏ xe ô tô cũ bảo vệ bờ sông   Sử dụng túi vải địa kỹ thuật bảo vệ bờ sông
                           Hình 10.4. Một số giải pháp công nghệ mới

               10.1.3  Công trình bảo vệ bờ biển (BVBB) ĐBSCL
               Hiện trạng công trình BVBB ĐBSCL

               Dải đất vùng ven biển ĐBSCL có địa hình khá thấp trũng, cao độ phổ
          biến từ 0,5-1,0 m, có nhiều bãi bồi, thường bị ngập nước mỗi khi gặp triều
          cường. Độ lớn triều từ 3,0 đến 4,0 m trong kỳ nước cường, thuộc loại lớn nhất
          ở nước ta. Để bảo vệ sản xuất, các công trình cơ sở hạ tầng, tài sản và tính
          mạng của nhân dân, hệ thống đê biển ĐBSCL đã được hình thành, nhiều tuyến
          đê vừa là đường giao thông huyết mạch ven biển vừa là tuyến phòng thủ trong
          an ninh quốc phòng.

               Đê biển ĐBSCL được xây dựng trên nền đất yếu, sức chịu tải nhỏ, thời
          gian cố kết chậm. Đê được đắp bằng vật liệu tại chỗ, thường được thi công
          bằng những phương pháp phổ biến sau đây:

               - Đào mới các kênh dẫn, kênh thoát lũ dọc theo tuyến đê, kết hợp dùng
          đất đào kênh để đắp đê.
               - Nạo vét và đào mở rộng các kênh rạch sẵn có dọc theo tuyến đê để
          đắp đê.

               - Đào đất ở các bãi vật liệu, các khu ruộng để vận chuyển đến đắp đê.
               Tính đến nay khu vực ĐBSCL hiện có 11 tuyến đê biển đã được xây
          dựng, với tổng chiều dài các tuyến đê là 591 km. Cao trình đỉnh đê được xây
          dựng phổ biến trong khoảng từ 2 đến 3,5 m, riêng tuyến đê biển Gò Công
          (Tiền Giang) dao động trong khoảng 4-4,5 m. Mặt đê rộng 5-8 m, ngoại trừ
          một số đoạn mặt để được cứng hóa, còn lại hầu hết mặt đê chưa được cứng


                                                                                185
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204