Page 195 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 195

Chương 10

            NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
          ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
                       ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

                                           *
                                Trần Văn Tỷ , Cù Ngọc Thắng, Đinh Văn Duy, Lê Hải Trí
                                           Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ
                                                             *
                                                            ( Email: tvty@ctu.edu.vn)

               10.1  HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

               10.1.1  Công trình thủy lợi: Cống, trạm bơm và hồ chứa

               Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở vùng cực Nam của Việt
          Nam, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng diện tích đất tự nhiên ở ĐBSCL
          xấp xỉ 40.000 km². Trong đó, diện tích đất cho nông nghiệp khoảng 30.000
             2
          km , chiếm 25% diện tích canh tác nông nghiệp của cả nước và ĐBSCL đóng
          góp 54% sản lượng lúa và xấp xỉ 60% sản lượng thủy sản (Bộ Nông nghiệp
          và Phát triển Nông thôn [NN&PTNT], 2021).

               Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khoảng 10 năm gần đây, mức
          độ và diễn biến của thời tiết theo hướng bất lợi (tình trạng hạn hán, xâm nhập
          mặn ngày càng gay gắt). Trước việc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH),
          đặc biệt là phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn, vùng ĐBSCL đã triển
          khai nhiều dự án công trình kiên cố trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay,
          ĐBSCL có trên 15.359 công trình thủy lợi, phổ biến là cống lấy nước và một
          số trạm bơm, hồ chứa (Bảng 10.1) (Trung & Kiên, 2021).

               Với ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á đã tạo cho đặc trưng nguồn
          nước giữa hai mùa khác nhau trong năm: mùa khô và mùa mưa. Trong đó,
          lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm, và
          mùa lũ thường xuất hiện gần như cùng thời điểm với mùa mưa. Hệ thống đê
          bao và hạ tầng công trình thủy lợi đã được xây dựng ở ĐBSCL từ những năm
          1990 nhằm giúp tăng mùa vụ và giảm thiểu tác động của lũ hàng năm ở các
          vùng thượng nguồn. Cùng với sự phát triển kinh tế, các khu dân cư, đường
          giao thông, các thành phố cùng với các dịch vụ giải trí được xây mới và mở
          rộng đã dần dần thu hẹp diện tích rừng, mặt đệm và mặt nước. Bên cạnh đó,
          việc mở rộng diện tích canh tác, khu công nghiệp và xây các đập thủy điện ở
          các quốc gia thượng nguồn đã làm giảm nguồn nước và phù sa và đồng thời


                                                                                181
   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200