Page 196 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 196
làm gia tăng thêm nguồn ô nhiễm nước mặt đến ĐBSCL. Ô nhiễm nguồn
nước mặt do sản xuất nông nghiệp được tìm thấy ở nhiều báo cáo và nghiên
cứu ở các tỉnh thượng nguồn ĐBSCL (Minh et al., 2019). Hệ thống quan trắc
chất lượng nước mặt ở ĐBSCL phần lớn được bố trí ở các sông chính và sông
nhánh/kênh chính, trong khi các kênh cấp 2 và cấp 3 là nguồn cung cấp nước
trực tiếp cho các hộ sống ven sông đang bị ô nhiễm nhiều hơn. Việc giảm
hàm lượng phù sa trên sông không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà
còn ảnh hưởng đến sụt lún và sạt lở các sông/kênh rạch ở ĐBSCL.
Bảng 10.1. Số lượng công trình thủy lợi tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL
STT Tỉnh Tổng số công trình thủy lợi
1 Đồng Tháp 3.834
2 An Giang 5.067
3 Long An 879
4 Tiền Giang 774
5 Bến Tre 1.891
6 Vĩnh Long 144
7 Trà Vinh 289
8 Cần Thơ 36
9 Sóc Trăng 708
10 Bạc Liêu 101
11 Hậu Giang 575
12 Kiên Giang 801
13 Cà Mau 260
Tổng 15.359
10.1.2 Công trình bảo vệ bờ sông/kênh
Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân sạt lở bờ sông/kênh và có thể thấy
có rất nhiều nguyên nhân gây ra sạt lở, sạt lở bờ sông và các nguyên nhân này
có mối quan hệ tương hỗ với nhau ở một mức độ nhất định tùy vào điều kiện
tại khu vực nghiên cứu. Mối liên hệ giữa các nguyên nhân gây sạt lở, sạt lở
bờ sông có thể được biểu thị qua sơ đồ trong nghiên cứu của Zhao et al. (2022)
như được trình bày trên Hình 10.1.
182